24 thg 7, 2013

Triết lý đáng ngẫm nghĩ

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sinh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự cố chấp của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bất mãn với người khác là chuốc khổ cho chính mình.

13. Nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng bạn sẽ không bao giờ được thanh thản.

14.Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời.

16. Không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ hay nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
18. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

19. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

20. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

21. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

22.  Phải đối diện với hiện thực, mới vượt qua được hiện thực.

23. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

24. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

25. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

26. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

27. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

28. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

29. Bạn hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

30. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

Tư duy đa chiều

Tư duy đa chiều, cái còn thiếu trầm trọng của chúng ta
Viết bởi Dang Vu Tuan Son   
Thứ năm, 27 Tháng 9 2012 15:04
Giáo dục sẽ mất đi 70% giá trị của nó nếu như kiến thức không đi kèm với tư duy độc lập và chủ động. Thật tiếc, chúng ta đang ở trong tình trạng đó ! (Bài viết vốn được tác giả viết dưới dạng một note đăng trên Facebook cuối năm 2011, do đó một số cách hành văn và dùng từ thiên nhiều về văn nói hơn là một bài báo chính luận. Mong độc giả lưu ý để có thể thông cảm)

Tư duy đa chiều là cái gì đó mà học sinh ở Việt Nam chúng ta không hề được dạy. Đa số họ như những cái máy chia làm 2 loại. Một loại là người ta nói gì nhồi vào cho thì mặc định nó là nhất, không thể thay đổi tư duy cố hữu, loại máy khá hơn chút thì có suy nghĩ, nhưng luôn nhìn nhận mọi thứ theo một chiều hướng xác định, khi được tác động theo hướng nào đó có thể sẽ thay đổi nhưng sau khi thay đổi sẽ nghiêng hoàn toàn về hướng suy nghĩ mới mà không tự định hình được nhiều khía cạnh song song mà vốn là bản chất của bất cứ sự việc nào dù là nhỏ nhất.

Tư duy đa chiều là gì? Nói 1 cách khá đơn giản là cách suy nghĩ một vấn đề nào đó một cách bình tĩnh dưới nhiều góc độ, để thấy được mọi tác động của nó cả về lý thuyết lẫn thực tế xã hội. Tất nhiên ở đây cần phân biệt không phải nói như thế nghĩa là cào bằng không còn đúng/sai, tốt/xấu mà có nghĩa là qua tư duy đa chiều vừa hiểu vấn đề cặn kẽ và sáng tỏ hơn (rất tốt cho bộ não) vừa chỉ qua đó mới tìm ra cách nhìn nhận hợp lý nhất cho mọi sự việc, ý này có thể hiểu đơn giản là đặt mọi điểm tốt/xấu, hay/dở, đúng/sai ... lên cân đĩa hết thì mới biết thật sự cái nào nhiều hơn, còn chỉ nhìn một khía cạnh thì việc sai lầm sẽ là khá thường xuyên. Ngoài ra, tư duy đa chiều còn phải có sự phân luồng hợp lý, minh bạch để cái nhìn luôn được khách quan nhất có thể (tôi dùng từ "có thể" vì thực tế trên thế giới này không có con người nào là khách quan 100% cả, nếu có thì ta phải quay ngược lại câu hỏi "có đúng anh ta là người? hay là 1 con robot?")

Với những ai vẫn còn mơ hồ về khái niệm tư duy đa chiều trong cuộc sống thường ngày, xin lấy vài ví dụ nhỏ

1- Bạn ra đường, gặp một vụ cãi vã. Cả 2 người đều là người không quen. Một anh đang rất to mồm, thậm chí văng tục vào mặt anh kia, còn anh kia đứng im một chỗ chịu trận, một số đông trong các bạn sẽ nghĩ ngay anh chàng chịu trận kia là "hiền lành", "thật thà", có khi còn "tốt bụng", còn anh chàng to mồm kia là "đồ du côn, vô học". Đúng là văng tục thì cũng chẳng phải có học lắm, nhưng nếu là tôi, thú thật rất ít quan tâm những chuyện vớ vẩn ngoài đường. Nhưng giả sử như phải hôm rảnh rỗi đi, tôi sẽ không để cái ý nghĩ đó ập đến ngay như nhiều người đâu. Tại sao không thử đặt ra 1 kịch bản khác, song song với kịch bản anh chàng hiền lành bị bắt nạt, hãy nghĩ tới kịch bản mà khả năng xảy ra là hoàn toàn tương đương: Ông bạn "hiền lành" kia đi sai đường, sau khi đụng phải không được nửa lời xin lỗi, có khi còn làu bàu, hay là vênh mặt lên thách thức, lúc đó nếu là bạn thì có ức chế không? Thế là người bị va chạm mới mất kiềm chế nhảy xuống khỏi xe gây sự, chửi bới (dù rằng cũng chẳng lịch sự lắm nhưng mà là có nguyên nhân), cũng lại vì ông bạn có cái mặt "hiền lành" kia chỉ là loại vênh mặt chứ thật ra thì vốn là loại hèn hạ, thấy đối thủ vừa có lý lẽ vừa ... to con hơn đành im mồm chịu trận, vừa mới "mày đi kiểu gì thế" đã chuyển sang "lạy anh tha cho em" ... Có bao giờ trong tình huống đó các bạn đưa ra cả hai giả thiết song song ngay lập tức không, bao nhiêu người trong số các bạn đang đọc bài này có thói quen suy nghĩ như thế?


Hình minh họa: Nếu chỉ nhìn cái gì đó từ một hay một vài khía cạnh,
đừng vội nghĩ bạn đã biết tất cả về nó



2- Một ngày nọ online đọc báo trên các báo điện tử vốn nổi tiếng thích câu khách của chúng ta, bạn thấy tin 1 ông giám đốc/bộ trưởng X bị bắt quả tang quan hệ với bà Y, hay là nhà tỷ phú T bị chụp lén ảnh đang này nọ với cô ca sĩ Z ... Rất nhiều người trong các bạn sẽ lập tức hình thành những suy nghĩ hay ấn tượng về những con người được nhắc tới đó, nhiều khi tôi nghe các anh chị em ngồi quán nước tâm sự với nhau lại bảo à hóa ra ông X, ông T đó trông vậy mà cũng khốn nạn cả ...

Ở đây thì trước hết hãy nói đến vấn đề tư duy đa chiều đi đã. Giả sử ông X làm quan ăn chặn của dân, ông tỷ phú T nhờ tay nhúng đầy chàm mới giàu có thì thôi ta không nói làm gì, khốn nạn quá đi chứ. Nhưng mà bài báo không nhắc tới mà chỉ nhắc tới vấn đề đời tư. Vậy trước hết hãy làm bài toán so sánh giữa cái mà bạn gọi là "khốn nạn" và cái người ta đóng góp cho đời cái nào hơn. Ông sếp nọ có làm thành công những dự án lớn cho đất nước không, ông tỷ phú kia có phải đã thúc đẩy kinh tế phát triển không?

Thứ hai hãy nói tới một ý trên kia chúng ta đã nhắc, đó là sự phân luồng tư duy một cách hợp lý. Một ông giám đốc, chủ tịch tỉnh, hay bộ trưởng gì gì đó. Ta biết tới họ vì những cái danh đó và họ sống với đời bằng cái danh đó, vậy hãy phán xét cái danh đó, có nghĩa là phán xét xem họ hoàn thành trách nhiệm tới đâu: thảm hại, tạm được, tốt hay quá tốt? Đó mới là quan trọng, ông tỷ phú kia cũng thế, những gì đóng góp cho lợi ích kinh tế xã hội là thế nào? Nếu chức năng của họ đã thất bại, thì nhất định ta phải lên án, ngược lại họ hoàn thành tốt các chức năng với xã hội, họ vẫn cứ là một ông lãnh đạo giỏi, một nhà tỷ phú đáng kính; còn chuyện quan hệ với bà nọ cô kia, hay thậm chí ... 2 ông quan hệ này nọ với nhau chăng nữa, hãy để gia đình, người thân và bạn bè của họ phán xét, nói ngắn gọn và rõ ràng là "chúng ta không có quyền". Trong xã hội hiện đại rất cần bỏ tư tưởng đánh đồng. Tôi vẫn hay nói với bạn bè rằng tôi rất thần tượng Hitler, tên độc tài tàn bạo thuộc loại hàng đầu trong lịch sử thế giới. Đúng hắn tàn bạo thật, nhưng tôi thần tượng ở tài năng chính trị và quân sự, tôi chưa bao giờ nói tôi thần tượng cái đức độ của con người đó cả. Một vài anh nghệ sĩ đã nhập quốc tịch nước ngoài về nước được khán giả yêu thích đã đành, còn báo chí bảo là hắn ta vinh danh Tổ quốc và dân tộc , tôi khinh thằng viết báo như thế, ừ thì giỏi, ừ thì tài, ừ thì mang dòng máu VN, nhưng đã quay lưng với đất nước của mình, tới lúc thành danh thì về không phải để đóng góp cho xã hội, dân trí mà  để ... ban phát chữ kí, chẳng có cái gì đáng ca ngợi theo khía cạnh dân tộc cả. Rồi chuyện một cô gái bị tai nạn và tử vong, anh người yêu buồn quá nhảy cầu tự tử, các báo cũng đăng lên, các bạn trẻ nhạy cảm rơi lệ khen tình yêu sao đẹp thế. Ca ngợi cái gì, anh ta có cứu được người ta không, mà giở chứng ra chết theo thì sẽ có thêm một gia đình mất con, thêm những người thầy phí công dạy dỗ một thằng không được gì cho xã hội! Tất cả những gì tôi vừa nói có nghĩa là: ngoài việc nhìn một vấn đề từ nhiều hướng còn phải tùy lúc mà chọn hướng cho hợp lý nhất, đánh giá con người hay sự kiện trên đúng khía cạnh phù hợp của nó.

Đôi lời tâm sự về một khía cạnh trong xã hội chúng ta ...

Đôi điều về việc đọc


Đôi điều về việc đọc


Văn hóa đọc là cái mà đã khá nhiều người bàn tới, nhiều trí thức lên tiếng nhận xét và phê bình, cũng chẳng ít giải pháp đã đưa ra. Tôi thì vốn không phải người thích viết đi viết lại những cái vấn đề đã quá nhiều người nói, mà nhất là khi bản thân tôi cũng có ... ít văn hóa đọc.
Vâng, nói chính xác là tôi không phải người hay đọc, như nhiều người nhầm tưởng khi nhìn vào cái công việc mà tôi đang làm; cũng không phải người đọc chỉ để tự thỏa mãn cái cảm giác ta có vẻ cũng yêu tri thức hay thậm chí thích tự nhận là mình đọc đủ thứ trên đời dù chẳng phải thế của một số kha khá đông người trẻ hiện nay. Với tôi, đọc về cơ bản có hai mục đích. Thứ nhất, là giải trí, mở rộng tâm hồn những lúc mệt mỏi hay đơn giản là tìm kiếm thêm một vài cách nhìn cuộc đời. Và thứ hai, là đọc để lấy những thông tin cụ thể phục vụ công việc. Ở mỗi mục đích tôi lại có những cách đọc khác nhau, có điều ở cả hai mục đích thì như đã nói, tôi đọc không nhiều cho lắm.

Tuy vậy, tôi tin (và cũng hầu hết người quen biết tôi nghĩ) rằng tôi đọc sách/tài liệu có hiệu quả. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ vài điều về quan điểm và phương pháp của mình.

Những cách đọc thường thấy ngày nay trong các bạn trẻ và không mang lại hiệu quả có thể kể ra sơ sơ như sau:

1. Đọc báo chỉ qua dòng tiêu đề. Đây là tình trạng phổ biến nhất trong văn hóa đọc ngày nay của các bạn trẻ. Tôi còn nhớ không thể quên một lần hồi năm ngoái (2011) tôi có viết một bài có tên là "Không có tận thế vào năm 2012" với nội dung giải thích nguồn gốc ban đầu của tin đồn tận thế 2012, và qua đó khẳng định việc nó không thể xảy ra. Sau đó khá nhiều tờ báo trong nước đã trích đăng lại bài viết đó và để tăng tính thu hút thì họ đổi tên bài viết thành "Thực hư ngày tận thế 2012". Do cũng tò mò đôi chút xem người ta nhận xét ra sao về bài của mình nên tôi mới vào một số bài báo cho phép bình luận (comment) phía dưới. Xen lẫn những ý kiến tích cực dù đồng tình hay phản biện, tôi thấy khá hài hước vì thấy một số dòng bình luận như là "làm gì có tận thế, đồ lừa đảo", "thế là sắp chết thật à?" ... trong khi rõ ràng nội dung của bài là "không có tận thế".

Dường như cách đọc mỗi tiêu đề này khá phổ biến ngày nay. Các bạn trẻ đã dành thời gian lên các trang báo để đọc bài, mà lại chỉ đọc như vậy, không hề biết rằng có thể mình đã tự cho mình những thông tin hoàn toàn sai. Như vậy việc đọc đó không chỉ lãng phí thời gian mà còn vô tình làm hại cả kiến thức của bạn. Chúng ta thường lên án các nhà báo thích đưa những tiêu đề giật gân, vậy thì đâu là lí do? Ai đã tiếp tay cho họ? Chắc các bạn đã có câu trả lời.

2. Đọc rất nhiều sách, đọc chăm chú nhưng rất nhanh quên và không giúp ích được bất cứ điều gì trong công việc và cuộc sống.
Nguyên nhân của việc đọc xong là quên này thường là đọc mà không có mục đích, đọc để giết thời gian, và vì thế đọc không có chọn lọc. Những người như vậy đọc tất cả những thứ gì trong tầm mắt và tầm tay của họ, có thể đó là những thứ mà đã được ai đó khen hay, ca ngợi ... nhưng cuối cùng thì dù hay hay dở thì họ sẽ nhanh chóng lãng quên chỉ vài ngày sao khi đọc hết cuốn sách. Cách đọc này nói chung là tích cực hơn nhiều so với những người thuộc trường hợp thứ nhất nêu trên, và nó ổn với mục đích đọc giải trí nhẹ nhàng,... chứ không ổn nếu đọc liên tục, ngay cả khi chỉ là để giải trí.

Đừng quên rằng bộ não bạn có giới hạn, vì thế hãy thu nạp vào đầu những thứ gì cần cho bạn. Cần ở đây có thể là cho công việc, có thể đơn giản là để giải trí. Nhưng dù vì mục đích gì khi nó được nhồi nhét quá nhiều thì nó có thể làm bạn mất phương hướng. Và với những bạn như vậy thì hãy thử nhìn lại xem tới nay bạn đã có được những gì từ đống sách vở đó? Bạn đã có một con đường để theo đuổi cho cuộc đời chưa? Bạn đã làm được gì để theo đuổi nó ngoài việc đọc lời của người khác và thả sức suy ngẫm về nó?

Trong những năm làm công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức thiên văn gần đây, tôi gặp khá nhiều bạn trẻ rất say mê khoa học. Họ đọc hết tất cả những thứ gì liên quan tới thiên văn dù ít dù nhiều, dù tiếng Anh hay tiếng Việt, dù của các nhà xuất bản lớn hay đơn giản là một bài viết trên internet. Tất nhiên tôi quí trọng họ bởi cái tinh thần đó. Tuy vậy phải thú thực rằng rất ít người trong số đó tôi nhìn thấy tri thức và sự hiểu biết thực sự về môn khoa học, và cúng rất ít người biết rằng mặc dù được họ gọi bằng "thầy" nhưng thực tế số sách về thiên văn tôi đọc chưa chắc bằng được nửa của họ...


Cách đọc nào là phù hợp?
Tôi xin không nói nhiều tới cách đọc với mục đích giải trí, thường thì với mục đích này tôi thích đọc sách giấy hơn là các tài liệu trên máy tính, vì có cảm giác mình được thưởng thức đẩy đủ hơn, và thường thì tôi đọc khá kĩ tất cả các tác phẩm mà tôi coi là giải trí. Một điểm mà tôi nhấn mạnh ở mục đích này, đó là ngay cả giải trí cũng là một cách học tập. Nếu mỗi khi đọc một cuốn truyện hay xem một bộ phim, bạn vừa xem vừa để ý và ghi nhận lại mọi thứ từ nét văn hóa của các quốc gia, vùng miền đến những thông tin khoa học, xã hội thì bạn sẽ thấy cuộc vui của bạn thú vị hơn rất nhiều.

Còn với cách đọc để phục vụ công việc, tôi đọc rất khác. Tôi ít đọc những cuốn sách nổi tiếng được khen ngợi là có văn phong cuốn hút hay các ví dụ dí dỏm. Vì đơn giản với tôi điều đó là mất thì giờ.

Khác với đọc để giải trí, khi làm việc tôi thích đọc tài liệu trên máy tính hơn rất nhiều vì tôi có thể thoải mái kéo lên kéo xuống, lật trang rất nhanh. Tôi chọn ra những phần thật sự cần đọc kĩ và bỏ đi những lời dẫn rườm rà. Tôi đọc những phân tích trực tiếp vào vấn đề chứ không quan tâm nhiều tới các ví dụ hay thậm chí là cuộc đời của người viết ra nó. Nếu phân tích chính xác, có giá trị thì tôi sẽ nói tác giả đó là một tài năng, chẳng cần biết ông ta từng là thủ tướng một nước hay là thằng ăn trộm. Còn cuốn sách dở tệ, tôi sẽ xóa ngay khỏi máy tính và chỉ cần nhớ tên tác giả của nó vì mục đích duy nhất là nói những người đi sau đừng đọc sách của ông ta, cho dù ngoài xã hội kia người ta có nói gì về ông ta chăng nữa.

Với những tình huống cần thông tin khẩn cấp, ví dụ như tham khảo số liệu cho một bài giảng tôi đang chuẩn bị, hay giải đáp về nguyên lý cho một bạn trẻ nào đó, qui trình làm việc của tôi khá đơn giản:
- Tìm một số tài liệu tham khảo trong những tài liệu có sẵn hoặc tìm kiếm thêm trên internet
- Đánh giá độ tin cậy và chọn ra từ 2 đến 5 nguồn tương đối tin cậy nhất
- Dùng chức năng tìm kiếm từ (search) để tìm đúng chỗ mình cần và chỉ đọc đúng chỗ đó
- So sánh sự tương đương giữa các văn bản, nếu có sai khác thì sẽ xem xét xem văn bản nào được viết gần đây hơn, và cơ quan nào đã xuất bản nó.
- Hết

Với cách làm việc đó, chỉ cần là một thông tin thực sự có tồn tại, và lại tồn tại trên internet thì tôi ít khi mất nhiều thời gian để tìm ra. Đó là lí do tại sao tôi nói tôi đọc rất ít nhưng có hiệu quả. Tôi đọc nhiều tài liệu, nhưng chưa bao giờ đọc nhiều chữ!

Tất nhiên rất nhiều người có những phương pháp khác mang lại hiệu quả, và mỗi phương pháp đều đòi hỏi những yếu tố về kĩ năng và kinh nghiệm của người thực hiện, do đó cần có rèn luyện chứ không phải ngày một ngày hai.

Vài lời với các bạn trẻ, chúc các bạn luôn thành công trong quá trình tiếp thu tri thức mỗi ngày!

Ngày 16 tháng 10 năm 2012
Đặng Vũ Tuấn Sơn

15 thg 7, 2013

Thiền và Ngoại Ngữ

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy những phương pháp đó là gì?

Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” khong cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học
“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng. Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm.

Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.

Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động.

Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm, nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học).

Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay.

VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO

Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài

5 bước chuyển vào trong như sau:

Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.

Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.

Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.

Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.

5 bước chuyển ra ngoài gồm:

Bước 1: Đọc trong óc.

Bước 2: Đọc mấp máy môi.

Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.

Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót.

Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất

Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác”.

HỌC – MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG”

VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ”

Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được…

Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.


GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.

EFFORTLESS ENGLISH

Đăng vào: 29 November 2012 - 11:15 AM
“Hãy dành 1 tháng của các bạn, học theo phương pháp này một cách nghiêm túc và đúng cách đi. Chính bản thân các bạn sẽ cảm nhận thấy phương pháp này hiệu quả như thế nào. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu về phương pháp này đã nhé!”
EFFORTLESS ENGLISH


Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy
Chúng ta đã học tiếng anh nhiều năm, thậm chí rất chăm chỉ, tuy nhiên, cách học cũ không có nhiều tác dụng. Chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc nói
Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ, vậy tại sao ta lại không học dễ dàng như khi học tiếng Việt ?

Đấy là bởi vì, chúng ta học tiếng Việt theo tiến trình tự nhiên, còn học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên

Từ khi sinh ra, chúng ta đã NGHE rất nhiều tiếng Việt từ ông, bà, mẹ,… Từ 9 – 12 tháng, chúng ta mới bắt đầu NÓI những chữ đầu tiên. Lên mẫu giáo, ta bắt đầu tập ĐỌC. Rồi lên lớp 1, bắt đầu học VIẾT. Tiến trình học tiếng Việt của trẻ con là NGHE – NÓI- ĐỌC – VIẾT
Tuy nhiên, thử nhìn lại xem, chúng ta học tiếng Anh như thế nào? Hầu hết đều học ngữ pháp trước, học ngữ pháp trong nhiều năm tại trường học. Học từ vựng theo kiểu liệt kê 1 danh sách dài từ tiếng Anh và nghĩa tiếng việt bên cạnh. Khi có từ vựng và ngữ pháp, chúng ta bắt đầu viết. Rồi đọc. Tiếp đó, chúng ta sẽ nói. Trong 1 số lớp học, giáo viên chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, buộc phải nói dù có thể phát âm và vốn tiếng anh chưa đủ và đương nhiên, chúng ta được yêu cầu phải nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng ngữ pháp. Chỉ cần nói sai 1 chút thôi, có thể “ bị cười” ngay lập tức.Và chúng ta cứ học mãi, học mãi mà vẫn chưa thể nói được tiếng Anh.


Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc – Thái Lan sử dụng 1 phương pháp tiếp cận mới để dạy tiếng Thái Lan. Phương pháp này được gọi là “ The Listening Approach”. Những năm gần đây, phương pháp này được biết đến với cái tên “Automatic Language Approach” Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được khả năng nói tiếng Anh một cách tự động sẽ giới hạn thậm chí phá hủy kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả. Trong suốt giai đoạn im lặng , sinh viên chỉ tập trung vào việc nghe. Sau 6- 12 tháng, các sinh viên này bắt đầu nói một cách tự nhiên và tự động mà không phải nỗ lực hay suy nghĩ gì cả.

Hãy quan sát quy trình học ngôn ngữ của trẻ con. Chúng học rất nhanh, tại sao lại như vậy? Bởi đơn giản chúng chỉ nghe, nghe và nghe mà thôi. Có cả 1 giai đoạn im lặng, chỉ để lắng nghe. Một đứa trẻ < 9 tháng, kể cả, bạn có bắt chúng, hét vào mặt chúng “nói Ba đi con!” Chúng cũng chỉ im lặng và cười. Tất nhiên, chúng cần lắng nghe và quan sát. Đến một giai đoạn nhất đinh, sẽ tự bật ra tiếng nói

Thầy A.J đưa ra quy tắc KHÔNG NÓI Tiếng Anh trong vòng 6 tháng. Có gì sai ở đây không? không hề. Điều này có nghĩa là chúng ta phải dồn toàn bộ tâm lực cho việc nghe, nói chỉ là 1 yếu tố nhỏ để duy trì trong giai đoạn này. Tập trung nghe trong vòng 6 tháng.

Bằng việc nghe nhiều, nghe giọng của người bản ngữ, chúng ta còn cải thiện được phát âm của mình, sẽ phát âm chuẩn thay vì cố nói thật nhiều trong lúc phát âm chưa chuẩn sẽ dẫn đến việc phát âm sai và gặp khó khăn trong việc nghe cũng như chỉnh phát âm sau này

Tóm lại, NGHE CHÍNH LÀ KỸ NĂNG ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT
  • Dùng easy inputs. Có nghĩa là dùng những tài liệu nghe và đọc đơn giản, dễ hiểu. Luôn chọn tài liệu nghe đơn giản, đảm bảo hiểu 95 % những gì bạn nghe. Vì thực tế, có rất nhiều sinh viên, tràn đầy động lực, nỗ lực và cố gắng nghe những tài liệu khó: CNN, phim, …và có thể là hầu như chẳng hiểu gì cả. Nếu chúng ta chẳng hiểu gì hoặc hiểu quá ít, chúng ta sẽ không học được gì và điều đó chẳng có tác dụng gì cho việc nói cả.
  • Chọn chủ đề hẹp, tập trung vào 1 chủ đề mà bạn yêu thích. Bạn thích kinh tế, âm nhạc hay võ thuật. Hãy tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề đó: audio, video, báo, tạp chí ( có kèm audio). èvốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • Luôn nhớ, không nghe những tài liệu khó. Hãy để chúng sang 1 bên, nghe những tài liệu dễ trước, cho đến khi chúng ta có thể hiểu 1 cách tự động, dễ dàng. Lúc đó, ta sẽ quay trở lại những tài liệu khó.
Nghe như thế nào?
  • Chia nhỏ thời gian nghe và học trong ngày. Sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn khi bạn dành 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi trưa, 30 phút buổi chiều và 30 phút buổi tối trước khi đi ngủ cho việc nghe thay vì ngồi 1 mạch và nghe 2 tiếng liền.
  • Dùng ipod hoặc mp3. Nghe bất cứ khi nào có thể: khi chờ đợi ai đó, khi đi bộ, khi nấu ăn,…àtiết kiệm thời gian học.
  • Lặp đi lặp lại tài liệu nghe đó 20 – 50 lần.
  • Nghe và đọc bản text sẽ giúp bạn cải thiện phát âm của mình.
Tại sao phải deep learning ?
Về mặt tâm lý học, não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Những thông tin quan trọng được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn, những thông tin kém quan trong được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn và bạn nhanh chóng quên nó.

Ví dụ, bạn có thể liệt kê 1 danh sách dài 30 – 50 từ tiếng anh và nghĩa của nó. Bạn hào hứng vì nhớ được chúng trong 1 ngày, 2 ngày. Nhưng rồi 5 ngày, 1 tuần sau, bạn sẽ quên chúng nếu không học lại nữa

Tuy nhiên, có 1 tin vui, đó là những thông tin kém quan trong khi được lặp lại thường xuyên với mức độ cao, sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn. Nghĩa là bạn sẽ nhớ nó 5 năm, 10 năm, thậm chí vĩnh viễn. Thử nhớ lại, khi chúng ta làm toán thi đại học, ta ôn luyện 1 số dạng bài liên tục, lặp đi lặp lại, cho đến khi thành phản xạ, chỉ cần nhìn vào đề chúng ta biết phải làm thế nào, thậm chí còn có thể biết luôn cả đáp án bằng 1 số nhẩm tính và thay 1 vài con số trong đầu.

Ứng dụng việc này vào việc học tiếng anh. Chúng ta phải học 1 từ vựng, 1 cấu trúc ngữ pháp mới ít nhất 50 lần để có thể ghi nhớ nó vĩnh viễn và sử dụng nó 1 cách tự động, dễ dàng

Hay đơn giản hơn, bằng quan sát thực tiễn, chúng ta có thể thấy rằng để trở thành chuyên gia hoặc thành thạo bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta đều cần sự lặp đi lặp lại. Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, nếu muốn chơi thể thao, chúng ta phải lặp đi lặp lại những động tác cơ bản giống nhau. Luyện tập hàng ngày, hàng giờ, lặp đi lặp lại những kỹ thuật động tác , năm này qua năm khác. Đấy là cách mà bậc thầy chơi golf : Tiger Woods, hay tuyển thủ bóng rổ Michael Jordan đã làm

Học tiếng anh cũng vậy, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia, bạn cũng phải lặp đi lặp lại 1 bài học 30 , 40, 50 lần trong vòng 1- 2 tuần. Đến khi hiểu chúng 100%, một cách tự động. Lúc đó, bạn sẽ không đơn thuần là biết từ hay hiểu cách dùng nữa, mà lúc này bạn thực sự làm chủ nó và có thể dùng nó hoàn toàn dễ dàng, tự động.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều thấy sự lặp lại là nhàm chán và mất thời gian: “ ôi trời. Chán quá! Mình đã nắm nó trong lòng bàn tay rồi. Mất thời gian quá. Cả tuần mới học được vài từ mới. Học cái khác thôi.” Hầu hết chúng ta đều có cảm xúc như thế khi học các bài học của AJ Hoge. Vậy làm thế nào để có thể giữ được năng lượng và sự hào hứng để lặp đi lặp lại 1 bài?
Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ?


Thứ nhất, phải kiếm soát cảm xúc của bạn, luôn giữ năng lượng ở mức cao khi học tiếng Anh. Cười, di chuyển, hít thở sâu để có 1 thể chất mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn, hào hứng hơn, học hiệu quả hơn

Thứ hai, phải có niềm tin vào bản thân. Hãy cho mình 1 mục tiêu lớn lao để học tiếng anh. Không phải đơn thuần để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi TOEFL. Hãy hỏi Tại sao? Tại sao phải lấy bằng TOEFL ? Để có một công việc tốt . Tại sao mình lại cần 1 công việc tốt? Để có thật nhiều tiền. Tại sao lại phải có nhiều tiền? Để có 1 gia đình tốt, 1 cuộc sống tốt hơn,…. Hãy nghĩ về những lý do sâu xa: TẠI SAO CHÚNG TA MUỐN HỌC TIẾNG ANH. Thậm chí, chúng ta có thể nghĩ về một mục tiêu lớn lao hơn, tạo cảm hứng hơn: để giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới, để có thể tiếp cận văn minh nhân loại, để có thể làm chủ một trung tâm tiếng anh, để có thể giúp hàng nghìn người trong đất nước bạn nói tiếng anh xuất sắc như bạn… Hãy liên tục nghĩ về mong muốn thực sự của bạn. Hình dung, tưởng tượng bạn là 1 người nói tiếng anh xuất sắc: I am an excellent English speaker. I am a great English speaker. Điều đó sẽ tuyệt vời như thế nào!

Luôn đưa bản thân ở trạng thái hưng phấn, hào hứng nhất khi học tiếng anh. Bằng cách đó, bạn sẽ có năng lượng để nghe bài học 7, 13, 20, 50 thậm chí là 100 lần.

Tuy nhiên, làm thế nào mà lần thứ 50, 100 bạn vẫn giữ được năng lượng như thế?

Thứ ba,bên cạnh học trong cảm xúc tột đỉnh và mục tiêu lớn, chúng ta cần thay đổi sự tập trung. Làm những thứ giống nhau, nghe những bài giống nhau nhưng luôn luôn tìm và tập trung vào 1 sự thay đổi, khác biệt mới ở mỗi lần học.[/background]

Đối với việc học tiếng anh, mà cụ thể là với các bài học trong bộ Effortless English, chúng ta cần sử dụng cách thứ 3 này như sau:

1. Lần đầu nghe bài học chỉ để hiểu nghĩa. Hiểu tất cả những gì A.J đang nói, đang dùng: hiểu cách phát âm, hiểu từ vựng. Quan trọng nhất là hiểu hầu hết nghĩa của bài học. Vì vậy, mà lần đầu, chúng ta có thể nghe và đọc đồng thời, để hiểu nghĩa. Chúng ta có thể làm việc này 2- 5- 10 lần, tuỳ vào mỗi cá nhân. Chỉ tập trung vào HIỂU NGHĨA.[/background][background=rgb(236, 236, 200)]
2. Rồi chúng ta sẽ thấy chán: “ Ồ. Mình hiểu rồi. Biết hết từ vựng rồi. Chán quá!” . Để có thể lấy sự hào hứng, chúng ta tiếp tục học, nhưng tập trung vào TỐC ĐỘ. Trả lời nhanh nhất có thể. Coi phần MS giống như một trò chơi, và chúng ta đang thi với A.J, xem ai sẽ là ngừơi phản ứng nhanh hơn. Chúng ta sẽ trả lời nhanh tới mức, có thời gian để “cười” A.J: “ Ố la la. Mình phản ứng nhanh hơn thầy 5 giây liền. Tuyệt !


3. Nhưng rồi, cảm giác chiến thắng cũng qua nhanh. Rồi bạn sẽ lại thấy chán, vì thầy A.J “ không phải là đối thủ” của mình nữa. Chúng ta có thể chuyển sang bài học mới. Tuy nhiên, những người thực sự muốn làm chủ những từ vựng, những cấu trúc đó, thì vẫn tiếp tục lặp lại. Và đương nhiên, để não không thấy nhàm chán, chúng ta tập trung vào 1 điều mới mẻ khác. Lần này, chúng ta sẽ tập trung vào PHÁT ÂM. Tập trung nghe âm thanh, giai điệu, và cảm xúc trong giọng nói. Nghe thật cẩn thật và chi tiết, chỉnh sửa phát âm.

4. Chúng ta sẽ lại thấy chán tiếp. Buồn tẻ! Giờ thì chúng ta có thể chuyển bài học mới, hoặc bạn quyết định trở thành 1 chuyên gia, chúng ta sẽ tiếp tục nghe bài học, lặp đi lặp lại nhưng với 1 sự tập trung mới, tập trung vào 1 điều khác biệt nho nhỏ. BẮT CHƯỚC hoàn toàn AJ. Phát âm, ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng, những đoạn ngắt nghỉ, thậm chí cách di chuyển.

5. Đến đây, chúng ta có thể dừng bài học. Hoặc, bạn cũng có thể tiếp tục bài học cũ và tìm 1 điều khác biệt nho nhỏ, ví như tạo cảm xúc cho chính bản thân trong từng câu nói. Điều này tuỳ thuộc vào lựa chọn của bạn

Chúng ta có thể áp dụng cách học này với bất kỳ nhân vật nào chúng ta thích. Vì vậy, một lời khuyên là nên tìm cho mình 1 role model mà bạn thực sự thích và ngưỡng mộ (giọng điệu, phong cách,…) để bắt chước. Vì nó sẽ ảnh hưỏng khá lớn đến giọng và phong cách nói tiếng anh của bạn
Bằng cách lặp đi lặp lại này những từ vựng và bài học sẽ ở lại trong não của chúng ta 10 năm, hoặc có thể là vĩnh viễn đấy.
Nghe và trả lời


Tại sao phải nghe và trả lời ?

Tại sao chúng ta phải nghe và trả lời mà không phải là nghe và lặp lại như hầu hết các thầy cô yêu cầu và mọi người vẫn làm?

Nghe và lặp lại, mới chỉ là những bước đầu của việc học, nghĩa là chúng ta vẫn dừng lại ở mức học thụ động. Khi mới dừng lại ở mức thụ động, não chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không phải làm việc, nên sẽ kém nhạy bén hơn. Một ví dụ đơn giản là chúng ta có thể nghe và hiều những đoạn hội thoại ngắn, nhưng với những bài nói dài, ta lại bị xao nhãng và không theo kịp người nói. Lý do là gì? Đó là bởi vì chúng ta quen việc nghe thụ động, nghe và dịch sang tiếng việt ở trong đầu mới có thể hiểu được nó. Nhưng các bạn biết đấy, không phải lúc nào cuộc sống cũng có 1 nút stop để chúng ta dừng lại và hiểu. Đặc biệt là trong môi trường làm việc quốc tế, khi chúng ta giao tiếp với người nước ngoài, nghe các bản báo cáo của cấp trên hoặc đơn giản là theo dõi chương trình thời sự quốc tế. Bởi vậy, rèn cho não tư duy bằng tiếng anh, hiểu tiếng anh 1 cách tự động là việc vô cùng cần thiết.

Giải pháp là gì ?
Bằng cách nghe và trả lời não của chúng ta sẽ hoạt động. Não buộc phải “ tỉnh giấc” để phản ứng nhanh nhất với những câu hỏi. Mấu chốt ở đây là những câu hỏi A.J đưa ra cực kỳ dễ, thậm chí còn lặp đi lặp lại 1 ý hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau.

Exp:
Thầy kể 1 câu:

- Inka wanted to build a huge beautiful house
Và sẽ hỏi nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung này:
- What kind of house did Inka want to build ?
- Who wanted to build a beautiful house ?
- Did she want to build a beautiful car ?
- Did she want o build a small beautiful house ?

Với những bạn có trình độ cao 1 chút, có thể sẽ “cười khẩy” và ngán ngẩm. Tuy nhiên, chính những câu hỏi dễ và lặp lại này là cách để giúp bạn luyện tư duy bằng tiếng anh.Vì chúng quá dễ nên não bạn không cần phải suy nghĩ nhiều khi trả lời. Quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, cho tới khi bạn nghe câu hỏi, và miệng bạn bật ra câu trả lời 1 cách vô thức. Đó là lúc não bạn đã tư duy bằng tiếng anh, nghe và hiểu mà không cần phải dịch sang tiếng Việt

Bản thân mình đã từng trải nghiệm điều này 1 lần, hồi mới học, mình đúng là con ong chăm chỉ. Mình đã nghe bài A Kiss trong vòng 2 tháng. Có lẽ đến hơn 100 lần. Một hôm, cứ để máy tính bật bài học, mình thì đi tìm sách cho buổi học hôm sau. Mình bỗng nhân ra là miệng mình vẫn trả lời 1 cách vô thức những câu hỏi của AJ, mà trả lời đúng nữa chứ. Các bạn biết cái cảm giác ngỡ ngàng và tuyệt diệu thế nào chứ? Thực sự là như thế

Mini Story, không chỉ giúp bạn luyện phản xạ, để nói 1 cách tự động, Mà phần bài học này, cũng giúp bạn học ngữ pháp 1 cách tự động. Thứ nhất, là những câu hỏi vô cũng dễ. Thứ 2, những câu hỏi lặp đi lặp lại trong các hình thức khác nhau với cùng 1 ý hỏi, sẽ giúp những cấu trúc ngữ pháp tự động đi vào não của chúng ta.

Tóm lại, nghe và trả lời, sẽ giúp chúng ta luyện phản xạ, suy nghĩ và tư duy bằng tiếng anh. Chúng ta sẽ hiểu 1 cách tự động mà không phải dịch.
Học bằng nhiều giác quan và tác động mạnh vào não

Những câu chuyện trong MS hầu hết là những câu chuyện funny và crazy, đôi khi có một số yếu tố bất thường. Chính điều này, có tác dụng tác động mạnh vào não, giúp chúng ta nhớ bài học, từ vựng lâu hơn và sâu hơn.

Ví dụ trong bài học “ Reading power” thầy kể chuyện về một con khỉ. Chú khỉ yêu thích việc bắn súng và có tài năng trong việc bắn súng trường. Độc đáo hơn, có niềm đam mê là bắn muỗi, khẩu súng to để bắn những con muỗi rất nhỏ.

Không chỉ dừng lại ở đó, chú ta còn là 1 chú khỉ thông mình và yêu thích việc đọc sách. Chú ta đọc vừa đọc sách, vừa luyện bắn muỗi hàng ngày, hàng giờ. Các bạn có thể hình dung cảnh 1 con khỉ vắt vẻo trên cây, 1 tay cầm khẩu súng trường bắn muỗi, 1 tay cầm 1 cuốn sách và đọc. Thú vị và crazy đúng không.

Sử dụng phương pháp Effortless English như thế nào?

Chúng ta đã hiểu bản chất hoạt động của EE cũng như hiệu quả của phương pháp này. Giờ là lúc để ứng dụng phương pháp trong từng loại tài liệu.
Quy trình học bài Effortless English:
1. Đọc bản text 1 lần. Đọc và tra từ mới nếu cần thiết để hiểu nội dung bài học. Có thể nghe audio trong khi đọc.

2. Nghe vocabulary 1 lần để hiểu nghĩa từ mới.

3. Nghe Mini story 1-3 lần. Đây là phần quan trọng nhất và cần được nghe nhiều nhất. Nghe và trả lời nhanh như có thể.

4. Nghe Poit of view 1 vài lần.

Lặp lại từ bước 1- 4 ít nhất 3 lượt trên ngày. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối, khi đã hiểu từ mới, chúng ta chỉ cần tập trung tâm lực vào việc nghe MS và PV
Các giai đoạn nghe và trả lời câu hỏi:
1. Nghe và bắt chước đủ các từ
2. Nghe và bắt chước các từ nhưng tăng dần tốc độ (giống như chơi 1 trò chơi vậy, nhanh nhất có thể)
3. Nghe và bắt chước phát âm
4. Nghe và bắt chước ngữ điệu
Có 1 điều thực sự quan trọng khi học EE là Psychology. Tony Robin, diễn giả truyền động lực hàng đầu thế giới, đã nói rằng để làm nên thành công: 20 % là phương pháp, 80 % còn lại là Psychology. Chính cảm xúc, năng lượng, thái độ khi học sẽ quyết định 80 % việc các bạn sẽ thành công hay không, thành công nhanh hay chậm. Chúng ta có phương pháp hiện đại nhưng điều đó không có nghĩa là ta chỉ nghe bằng tai. Dồn toàn bộ áp lực “ ngồi 1 chỗ” và nghe, nghe, nghe, thậm chí là 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng một ngày. Nghe đầy áp lực và mệt mỏi. Liệu nó có hiệu quả không? Không cần biết câu trả lời chính xác là gì, nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ khiến bạn stress và tất nhiên, việc học sẽ là 1 gánh nặng với bạn. Chúng ta sẽ sớm mệt mỏi và bỏ cuộc.


Chúng ta cần nghe bằng toàn bộ các giác quan, nghe trong trạng thái tràn đầy hứng khởi và năng lượng. Giữ cho mình tư thế thoải mái và nhiều năng lượng nhất khi học: thẳng người, di chuyển, cười, vung tay vung chân , biểu hiện cảm xúc trên mặt… khi nghe bất cứ điều gì trong bài học. Hãy nhập tâm vào bài học, hình dung và kết nối nội dung nghe với hành động, cảm xúc của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng thầy AJ đang nói chuyện với chúng ta, và chúng ta hưởng ứng hoặc phản đối ý thầy. Những hành động đơn giản như kiểu: Ah, Uh khi thầy kể 1 câu, gật đầu khi nói “Yes”, lắc đầu khi nói “ No”, mắt chữ O mồm chữ A khi thầy nói đến một điều khiến bạn thật sự ngạc nhiên. Hét to câu trả lời nếu có thể. Thậm chí, có thể nhảy nhót khi nghe. Đừng bao giờ để mình trong trạng thái mệt mỏi và cố nghe. Nó chỉ tốn thời gian của bạn mà thôi. Bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu của sự chán nản, ngán ngẩm để nhồi nhét thêm, hãy đứng dậy và đi làm 1 việc gì đó. Khi tinh thần thoải mái trở lại, hãy tiếp tục bài học. Bằng cách này, chúng ta sẽ có đủ năng lượng để học, sẽ thấy thư giãn, thoải mái và học nhanh hơn bình thường 4 – 5 lần

Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát
Phim là một tài liệu lý tưởng để học giao tiếp vì những đoạn hội thoại thực tế. Chúng ta sẽ học được các từ ngữ thông dụng hàng ngày, ngữ điệu, cách biểu đạt cảm xúc, ý tưởng,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ xem thật nhiều phim sẽ hiệu quả. Chúng ta cần xem phim đúng phương pháp.
Xem phim: Thay vì xem cả bộ phim 2 tiếng, hãy xem đoạn ngắn 3- 5 phút và xem theo phương pháp sau
1. Xem phim với phụ đề tiếng Việt 1 vài lần để hiểu nghĩa.
2. Xem phim với phụ đề tiếng Anh. Dừng lại và tra các từ mới nếu có. Lặp lại bước này 3-5 lần cho tới khi nắm và hiểu được hết các từ mới
3. Xem đoạn phim với phụ đề tiếng Anh nhiều lần mà không dừng lại.
4. Xem đoạn phim không có phụ đề. Nhiều lần
5. Khi đã hiểu đoạn phim 1 cách tự động. Đã đến lúc, chúng ta dừng lại tại mỗi câu nói. Bắt chước y hệt câu nói từ cảm xúc, thái độ, body language của diễn viên.
Đương nhiên, cách làm này sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành hết 1 bộ phim (có thể là 3-5 tháng). Nhưng đảm bảo rằng, sau khi xem hết bộ phim theo phương pháp này, phát âm, ngữ điệu, cảm xúc trong giọng nói cũng như những câu giao tiếp cơ bản sẽ đi vào tiềm thức của bạn, và bạn có thể dùng nó 1 cách tự nhiên.
Chọn phim: Chọn thể loại phim mà bạn thích hoặc phim có diễn viên mà bạn yêu thích vì nó sẽ tạo cảm hứng mỗi lần bạn học. Có thể là phim lãng mạn, phim hài kịch,..Tuy nhiên, không nên chọn phim hành động, mà hãy chọn những đoạn phim có nhiều hội thoại.

Với bản tin, chương trình tivi yêu thích hoặc bài hát tiếng anh, chúng ta cũng làm theo cách tương tự. Luôn nhớ là phải đảm bảo hiểu 90%, học sâu , lặp đi lặp lại ít nhất 20 lần
Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết
Effortless English với mục đích chính là NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG. Tuy nhiên, A.J Hoge cũng cung cấp cho chúng ta cách học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết dựa trên phương pháp này
Thông thường, chúng ta thường được yêu cầu học kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng đọc, viết,… sau đó sẽ áp dụng các kỹ năng này vào việc học tiếng anh.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thì đây lại không phải là cách mà não chúng ta học hay phát triển một cách tự nhiên về mặt ngôn ngữ

Vậy chúng ta sẽ học từ mới, học ngữ pháp, học đọc và kỹ năng viết như thế nào? Tất cả sẽ có được thông qua việc ĐỌC. Chúng ta không cố ghi nhớ từ mới hay phân tích cấu trúc ngữ pháp, mà chỉ học từ vựng thông qua việc đọc, đọc những tài liệu dễ và đọc vì niềm hứng thú

Trong cuốn “The power of reading”, Tiến sĩ Stephen Krashen, đã chỉ ra sau 1 số nghiên cứu được thực hiên với 2 nhóm. Một nhóm học từ vựng bằng cách đọc các tài liệu học thuật, cố nhớ , cố học danh sách dài từ mới. Nhóm thứ 2, học bằng cách đọc, đọc những câu chuyện trẻ con, những cuốn tiểu thuyết đơn giản, đọc vì sự quan tâm và niềm hứng thú. Sau 1 thời gian, nhóm thứ 2 có khả năng về từ vựng và diễn đạt ngôn ngữ nhiều gấp 3-5 lần nhóm thứ nhất.
Tại sao lại như vậy?
Khi chúng ta đọc tài liệu dễ, chúng ta có thể biết hầu hết các từ, đương nhiên chúng ta sẽ hiểu nghĩa của cả cuốn sách, câu chuyện đó. Nếu gặp 1 từ mới, ta có thể đoán nghĩa chung chung thông qua cả đoạn. Khi ta gặp lại từ mới này trong 1 đoạn khác, 1 văn cảnh khác, ta hiểu nghĩa của cả đoạn rồi, vì thế , lại có thể đoán và hiểu nghĩa của từ mới này thêm 1 chút. Cứ như vậy, qua 1 thời gian đọc cả cuốn sách, chúng ta sẽ biết từ mới này, hiểu nghĩa của nó và biết cách sử dụng chúng trong nhiều ngữ cảnh. Chúng ta học từ vựng thông qua việc đọc, đọc thật nhiều. Việc đọc nhanh hơn, cũng góp phần giúp chúng ta hứng thú hơn với cuốn sách (vì không phải dừng lại tra từ điển), đương nhiên sẽ học được nhiều hơn.

Đối với việc học ngữ pháp, học đọc, học viết cũng tương tự như vậy. Bằng việc ĐỌC, ĐỌC ĐỌC, đọc THẬT NHIỀU những tài liệu DỄ, ĐƠN GIẢN, đọc vì sự HỨNG THÚ, não chúng ta sẽ vô thức tíêp nhận từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt. Và dần dần, một cách vô thức, sẽ hình hình thành nên KỸ NĂNG ĐỌC, KỸ NĂNG VIẾT

Các bạn có nhận thấy phương pháp EE được vận dụng ở đây không? Giống như việc nghe, khi đọc chúng ta cũng học như trẻ con: đọc những tài liệu dễ, đọc những tài liệu mà mình yêu thích và quan tâm. Tiếp đó là deep learning: đọc thật nhiều, đọc cả một cuốn truyện, cuốn tiểu thuyết để học được 1 số từ mới và một số cách diễn đạt, cách hành văn nhờ sự lặp đi lặp lại

Vấn đề ở chỗ, thế nào là tài liệu DỄ ?

Thầy A.J Hoge định nghĩa rằng, tài liệu dễ là những tài liệu khi chúng ta đọc, chúng ta không cần đến 1 cuốn từ điển bên cạnh để tra từ mới, chúng ta có đủ vốn từ để hiểu toàn bộ câu chuyện, và nếu gặp 1 số từ mới chúng ta hoàn toàn có thể đoán nghĩa của nó. Nếu 1 tài liệu mà khi đọc, ta phải tra quá nhiều từ, hãy tạm để chúng sang 1 bên, chúng ta không vất chúng đi, mà sẽ quay trở lại dùng chúng sau 1 thời gian nữa. Hãy đọc sách dễ trước, những mẩu chuyện cười ngắn, những câu chuyện đời thường, những cuốn tiểu thuyết cho trẻ con, hãy tìm những tài liệu mà mình yêu thích và có cảm hứng để đọc. Thầy có gợi một sô cuốn truyện trẻ con dễ đọc và khá thú vi mà thầy thích: loạt sách Goosebumps cho trẻ con, The Hardy boys, một số sách của Roald Dahl như: A Charlie and Chocolate Factory, James and the Giant Peach

Tóm lại, chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết bằng việc ĐỌC. Đọc những tài liệu dễ ( hiểu đến 90 %), đọc vì niềm hứng thú.

Effortless English là phương pháp học theo quy trình tự nhiên, với bản chất Deep learning. Phương pháp này giúp người họchọc tiếng Anh một cách dễ dàng, không cần phải gồng mình lên và đầy áp lực như những cách học truyền thống. Đây đồng thời cũng là phương pháp học tiết kiệm thời gian nhất mà mình từng biết, học bằng việc nghe. Vì thế chỉ cần 1 chiếc mp3 nho nhỏ, chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, học bất cứ lúc nào: khi đi bộ, khi nấu ăn, khi chờ đợi,…hoặc ngay cả khi chán ngấy với những giờ nghe giảng trên lớp chúng ta cũng có thể nghe EE hoặc đọc truyện tranh tiếng Anh.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người học sự kiên trì và quyết tâm cao độ – Một đức tính hiếm hoi trong cuộc đời!!! Vì vậy, điều quan trọng là bên cạnh mục tiêu học tiếng anh lớn lao mình đã đề cập ở trên, chúng ta nên tìm cho bản thân mình 1 điều gì đó, bạn thực sự hứng thú khi học với phương pháp Effortless English và những tài liệu của thầy. Vì đa phần đều đánh giá những bài học trong EE khá nhàm chán

Thứ nhất, với Effortless English, học trong sự vui vẻ, niềm hứng thú vì những câu chuyện vô cùng funny, đôi lúc crazy của thầy A.J Hoge. Những lần đầu, nghe MS, mình đã phải ồ lên và cười 1 mình vì sự sáng tạo và những suy nghĩ khác thường của thầy. Những câu chuyện ngắn nhưng khơi gợi sự tò mò và đầy cảm hứng, chúng dạy não mình tưởng tượng và sáng tạo

Thứ hai, Effortless English không chỉ giúp mình lên trình tiếng Anh (phát âm, từ vựng, nghe, nói). Thông qua những tài liệu của thầy, đặc biệt là qua bộ Power English, mình được tiếp cận với những kỹ năng thú vị: cách duy trì cảm xúc, suy nghĩ tích cực, tầm quan trọng của role model trong cuộc sống, sống với đam mê, cách ra quyết định của một leader, làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt,… Mình tin rằng những kiến thức này, sẽ hữu ích và cải thiện phần nào đó cuộc sống của mình.


Chúc các bạn thành công !