PHƯƠNG PHÁP HỌC ANH VĂN TỐT NHẤT DÀNH CHO NHỮNG AI HỌC AV
NHIỀU NĂM MÀ VẪN CHƯA SỬ DỤNG ĐƯỢC.
Warning: bài viết này sẽ hơi dài (dù sao thì đây cũng là cả một quá trình) và có thể có những chỗ huyên thuyên quá nhiều , lạc đề etc…hay những chỗ hành văn không hợp (làm các bạn thấy khó chịu chẳng hạn) thì mong các bạn bỏ quá cho và khỏi cần đọc nữa. Bow chỉ viết cái này coi như tổng kết, cũng là để lâu lâu đọc lại, thấy rằng mình đã từng nói như thế này vậy thì cần làm cho đúng chứ không phải nói một đằng làm một nẻo .
Bạn không cần “học” TA
Các bạn không đọc nhầm mà bow cũng không viết nhầm . Bow rất ghét HỌC TA (ám chỉ việc học voca và grammar) nên những giờ TA bow chỉ học “4 fun”. Nhất là lớp 12, bow tin chắc gần như tất cả các bạn “ban A” đều như bow chẳng cần biết giờ TA là cái giờ nào ), gần như bow chẳng ghi chép gì luôn. Để đối phó với mấy bài test thì trước ngày kiểm tra vài hôm, bow lên đây xem mặt mũi cái bài đó nó như thế nào, có cái gì phải nhồi không (mấy cái này ở mục English for 12… của thầy cucku, em đặc biệt cảm ơn thầy ) ). Dù vậy cuối cùng điểm TA của bow vẫn cứ cao ngất ngưởng (e hèm, không phải do xin xỏ mấy bạn nhé nếu mà xin cô chỉ cho trên 6 chấm để không mất HSG thôi ) ). Vậy làm sao bow có thể không “học” mà vốn TA vẫn “đủ dùng” (cho kì kiểm tra đầu vào ở ĐH chẳng hạn)?Stop studying & start learning
Chắc các bạn cũng biết sự khác nhau giữa study và learn . Learning là một quá trình tự nhiên, bạn học vì bạn thích học, vì tính thách thức cũng như sự hài lòng mà kiến thức đó mang lại. Studying thì ngược lại, nó làm bow nhớ đến giờ GDCD (tệ hơn là một giờ GDCD không thể nói chuyện riêng), nhìn sgk thấy chán, nhìn lên bảng cũng thấy chán, bài giảng thì lại càng chán. Nếu bạn cảm giác việc học TA cũng như giờ GDCD của bow thì thật là đáng thương cho bạn và thông thạo tiếng anh với bạn có lẽ là một mục tiêu rất xa vời. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu bạn dẹp “study english” sang một bên và bắt đầu “learning”.Nếu bạn nào học qua Effortless English level 5 hay 6 gì đấy sẽ thấy lesson “The Power Of Reading”. Qua nghiên cứu của Dr Steve Krason, A J Hope kết luận cách học TA đơn giản nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất là READING for Pleasure (đọc for fun ) ). Ngầm lại cách bow dùng TA từ lớp 8, lớp 9 tới giờ, bow mới nhận thấy mình vô tình đã làm y như vậy.
Bow thích đọc sách (có lẽ do thuộc introvertive type) mà ebook tiếng việt thì vài năm trước thôi hiếm có thể loại sách bow thích, trái lại tiếng anh thì đầy ra đấy. Bạn chỉ cần lên amazon mà xem cái list 100 bestseller books là đảm bảo chết vì thèm ). Giả sử bạn thấy mấy cái tựa này
The 80 20 Principle - The Secret Of Achieving More With Less
The Secret Code Of Success – 7 Hidden steps to More Wealth and Happiness
hay
The Power Of Your Subconscious Mind
Rồi bạn đọc mấy cái testimonials kiểu như “this book is a revolution, it completely change my life”. Nói thật nhé, bạn có muốn đọc không? Mà kiếm ebook tiếng anh trên mạng thì siêu dễ.
Lúc đầu trong một câu bow cùng lắm biết được S và V (đủ để hiểu đại ý nó nói gì mấy từ còn lại dùng lingoes (bôi đen là nó hiện ra nghĩa, đúng là quà trời cho ) )
http://forum.englishtime.us/default.aspx?g=posts&m=65683
. Đọc vài lần không cần quá thông minh các bạn cũng sẽ nhận thấy có những từ liên tục được lặp lại (liên tục phải bôi đen >.< khi đã lặp đi lặp lại một cơ số lần sẽ đến lúc, bạn nhìn vào từ đó lập tức trong đầu bạn hiện ra cái khung xanh xanh của lingoes trong đó có meaning chữ màu đỏ đỏ, thế là bạn biết nó có nghĩa gì; nói cách khác bạn vừa mới học được một từ mới.
Sau này đọc nhiều bow cắt nghĩa được đó là do não bộ đã liên kết được từ đó với hình ảnh meaning box của lingoes vậy nên khi bow nghĩ đến từ đó, bụp, hình ảnh meaning box xuất hiện. Điều này ngược với những gì bow tưởng, ví dụ không phải não của bạn BIẾT từ SUN có “nghĩa” là “mặt trời”. Bản thân từ “mặt trời” chẳng có ý nghĩa gì cả bởi bộ não của chúng ta không lưu trữ những thứ như thế, nó lưu trữ hình ảnh. Điều đấy cũng giải thích vì sao cách học từ vựng như quyển “tôi tài giỏi, bạn cũng thế” đề cập là rất hữu hiệu, còn cách học từ vựng truyền thống thì hết sức là nhạt nhẽo và gây chán nản vô cùng và quan trọng là hiệu quả thấp.
Nếu bạn theo quy trình như bow làm, đọc, đọc và đọc từ hồi đó đến giờ thì kết quả của bạn sẽ là: một vốn voca thừa đủ để chẳng bao giờ hoặc rất hiếm khi phải học từ mới (khi học TA trên lớp); ít khi gặp vấn đề nghiêm trọng với grammar…và một trong những hệ quả đặc biệt bow phát hiện ra đó là bạn có thể viết ( bài writing của toefl chẳng hạn) một cách liền mạch, trơn tru, cảm giác như bạn viết tiếng anh dễ như thể viết tiếng việt vậy, chẳng cần suy nghĩ mà câu cú lại rất tự nhiên (cái “tự nhiên” này bạn không thể “study” được mà cũng chẳng ai dạy được).
Reading for Pleasure – Why?
Đọc for fun là một trong những cách “learning” và cũng là cách tốt nhất để bạn “làm móng” vốn tiếng anh của mình. Nếu móng đã tốt, xây thêm tầng 3, tầng 4 là không thành vấn đề.Đọc giúp bạn học những từ quan trọng (~3000 từ cần thiết ấy), việc này bow đã trình bày ở trên. Nhưng không chỉ có vậy, đọc còn giúp bạn có vốn ngữ pháp tương đối chắc và một style writing tốt (nếu không nói là trên cả tuyệt vời). Đây là kinh nghiệm bản thân, bow không biết diễn tả thế nào cho dễ hiểu. Nói một cách đơn giản nếu bạn có một thời gian dài đọc sách, bạn tự nhiên học được cách dùng những câu từ, cấu trúc rất “tự nhiên” mà chẳng thầy cô hay quyển sách nào dạy được bạn. Thậm chí, có lúc bạn không dịch được sang tiếng việt cái mà bạn đọc hay viết ra đâu, bạn chỉ “hiểu” được ý nghĩa của nó thôi. Nhưng bow thấy đấy mới là dấu hiệu mình đã “học” được những thứ ấy. Lý do là khi đọc một câu TA, bạn sẽ theo quy trình TA -> TV (trong đầu) -> hiểu nhưng nếu bạn đọc TA -> hiểu ngay lập tức thì coi như bạn đã dùng được TA như tiếng việt rồi. Đấy chẳng phải là đã “học” được rồi sao?
Ưu điểm hay nhất của cách đọc này là bạn học TA theo phương châm “do what you love”. Bạn đọc vì hứng thú, vì vui vẻ, vì những thứ mình sẽ thu lượm được chứ không phải vì bị ép buộc. Chỉ riêng điều đó thôi có lẽ đã tăng hiệu quả học hành của bạn lên khá nhiều rồi.
Một điểm nữa, reading for pleasure giống như một đường xoắn ốc đi lên hay một kiểu “người giàu càng giàu thêm” ). Bạn càng đọc, nền móng của bạn càng vững chắc -> tiếng anh trên lớp trở nên dễ dàng hơn (đồng nghĩa với việc điểm cao hơn/ bạn được khen ngợi nhiều hơn) -> bạn lại thích học tiếng anh thêm một chút -> đọc /học nhiều hơn ->... Còn với những bạn chán học tiếng anh thì quá trình học tập sẽ ngược lại như một đường xoắn ốc đi xuống. Bản chất của việc này có thể được miêu tả trong câu nói:
For everyone who has will be given more, and he will have an
abundance. Whoever does not have, even what he has will be taken from him
Matthew 25:29
(Vì phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm và sẽ
có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cả cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi)Đọc sách TA có một tác dụng phụ nữa ,đó là bạn có thể đọc gần như MỌI THỨ giữa thanh thiên bạch nhật (ồ, có nhiều người đang nghĩ ngợi những thứ không hay rồi ) mà chẳng sợ bố mẹ hay người lớn nào quản được (mà giả dụ bố mẹ có biết TA thì mở 2 tab, khi bố mẹ đến thì nháy sang tab kia, khi ổn rồi thì trở về tab cũ, 2 đoạn văn TA liếc qua thì cũng y hệt nhau ấy mà Bow mách nước cái này hi vọng các bạn có thể dùng cho những mục đích cao cả
The Reason for Doing it NOW
Reading for pleasure như mọi cách học khác cần có thời gian (ít nhất là một năm để đạt đến trình độ đọc được sách của stephen king nếu bạn đọc hằng ngày – theo AJ Hope) vì vậy bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.Bạn có thể không bao giờ học được những kỹ năng quan trọng như: hoàn thành mục tiêu (achieving goals), quản lý thời gian (time management), phương pháp học tập (learning method), kỹ năng thuyết phục (Persuasion), nói trước đám đông … hay những nguyên tắc, định luật “nền móng” và “cơ bản” như: law of attraction, 80/20 principle, subconscious mind… Lý do là kiếm sách tiếng việt để học về mấy thứ này là hơi khó (việt nam chỉ mua bản quyền được vài đầu sách, không bõ _ _” mà hơn nữa sách càng ngày càng đắt, chắc phải tiết kiệm vài tháng mới mua được những quyển dày dày) vì thế bạn chỉ có nước down bản eng trên mạng về đọc. Nhưng thời gian đâu để đọc? Mà vốn ngoại ngữ của bạn không khá một chút thì làm sao đọc được?
Không có tiếng anh bạn cũng chẳng thể tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ngày nay chỉ cần một cái máy tính nối mạng, bạn có thể học machine learning ở standford university, Modern thinking ở đại học michigan, medical neuroscience ở đh Duke etc… cái chính là hoàn toàn free. (coursera.com là một ví dụ, nó cung cấp những course online từ các đại học lớn trên thế giới, nếu bạn học từ đầu đến cuối bạn sẽ được nhận certificate được ký bởi chính giáo sư tạo ra cái course đó . Đương nhiên chẳng ai translate những thứ này sang tiếng việt cho bạn cả
Và điều đáng tiếc nhất mà bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội khám phá những cách nhìn mới
Một ví dụ, thời đại ngày nay làm gì cũng cần bằng cấp và muốn có bằng cấp thì phải đến trường đại học. Giả sử vào một ngày đẹp trời bạn không muốn học đại học mà vẫn muốn có một cái bằng THẬT với chi phí thấp hơn vài lần so với học đại học thì sao? Không tưởng? Nếu bạn kiên nhẫn tìm kiếm có thể cuối cùng bạn sẽ biết đến “DIY Degree” và bùm, bạn biết rằng điều tưởng chừng không tưởng lại có khả năng xảy ra. Kết quả, bạn có thêm một cách nhìn, một hướng đi mới và biết đâu nó hữu dụng trong tương lai. (có 2 chân tất nhiên là vững hơn 1 chân rồi). Nhưng điều này đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng anh “trình độ đại học”.
Effortless English cũng là một ví dụ điển hình. Chỉ mấy năm trước thôi, nghĩ đến học tiếng anh là gần như chắc chắn chúng ta nghĩ đến textbook, trung tâm anh ngữ etc nhưng nếu bạn có tí TA, bạn sẽ học được EE và thấy rằng còn một con đường khác dễ thở mà lại hiệu quả hơn cách học kia rất nhiều. Giờ bạn có 2 chân khi nói tới anh ngữ , chẳng phải tốt hơn sao? Nhưng điều kiện tiên quyết vẫn là bạn phải có “ít TA”.
Còn n ví dụ giống như trên nhưng có lẽ để khi khác. Ở đây bow chỉ muốn nhân mạnh rằng khoảng thời gian ở đại học, thậm chí là ở cấp 3 là khoảng thời gian “vàng” để bạn tiếp thu, học hỏi vô vàn những thứ hay ho, thú vị và đầy tính thực tiễn, nếu chỉ tập trung vào những thứ được dạy trên lớp thì bạn đã và đang bỏ phí rất nhiều điều giống như bạn chỉ nhìn một mặt của đồng tiền mà không biết tới mặt kia nó ra sao. Điều này không chỉ là một sự phí phạm mà còn giới hạn rất nhiều khả năng của bạn. Chỉ biết làm việc theo một cách cố định, một hướng suy nghĩ không đổi chẳng khác nào bạn nhắm mắt mà đi theo con đường duy nhất. Nhỡ nó không dẫn tới đâu thì sao? Bạn không có cơ hội nào hết vì bạn thậm chí còn không biết là có một đường khác. Sẽ có nhiều rào cản ngăn cách giữa bạn và “con đường khác”, một trong số đó là rào cản ngôn ngữ. Nếu bạn vượt qua được, bạn sẽ có một cách nhìn cuộc sống rất khác bởi đâu đâu cũng có những khả năng và cơ hội mới.