Đây là bài viết quan trọng nhất trên con đường thành
công nhanh nhất. Vì quan trọng nên Doremon sẽ triển khai nó bằng Triết học và
Phân Tâm học, cho nên có lẽ đây là bài viết khó hiểu nhất trong các bài đã viết.
Nhưng các bạn hãy bỏ chút thời gian để suy tư về bài viết này, vì bài viết này
có tác dụng lên mọi lĩnh vực và ngóc ngách của cuộc sống chứ không riêng gì anh
văn, và nó sẽ trả lời cho các bạn câu hỏi: Vì sao tôi thất bại?
Trước khi viết Doremon cũng xin nhắc vài lời, vì là
triết học, nên sẽ có 1 số anh em không thích, do các bạn bị ám ảnh bởi thứ triết
học có tên gọi "Mac-Lenin". Nhưng sau bài viết này, mong các bạn thay
đổi quan điểm, vì
triết học được cho là của Mac-Lenin, thật ra là của
các bậc tiền bối khác, và trong biển rộng mênh mông của triết học thì Mac-Lenin
chỉ là giọt nước. Doremon luôn cố gắng tránh các loại kiến thức này, vì nó quá
trừu tượng, nhưng ngay tại đây, nếu không trình bày thì các bạn sẽ không có 1 cơ
sở nào để tin rằng: bạn không đủ kiên nhẫn để repetition-sự lặp lại, thì bạn
nên bỏ cuộc sớm để khỏi thất vọng. VD ngay tại thời điểm này Doremon khuyên các
bạn nên nghe mỗi bài 500 lần-mấy ai đủ cam đảm để làm việc này, các bạn sẽ chán
ngay lập tức, và cái chán này sẽ dẫn đến kết quả hiển nhiên: bạn học cả đời
cũng không đạt được điều mình muốn. Nhưng nếu bạn hiểu được tầm quan trọng của
repetition và bạn biết cách để repetition mà không chán, thì bạn sẽ thành công.
Do vậy Doremon sẽ cố gắng trình bày thật gọn để các bạn hiểu được, nhưng các bạn
phải cần "động não" thật sự, vì triết học không phải là môn học nói mấy
câu là hiểu
Giới thiệu 3 ông tổ của triết học Phương Tây
Socrates (469–399 TCN)
Platon ( 427-347 TCN)-học trò của Socrates
Aristoteles ( 384 – 322
TCN)-học trò của Platon
Do vậy khi nhắc đến thuật
ngữ "Triết học" chúng ta nên nhớ đến bộ ba thầy trò này, vì họ mới thực
sự là người xứng đáng được nhắc đến với tên gọi "Nhà Triết học"
1.
Qui luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Sau
thời gian ngồi gần 1h để suy ngẫm, Doremon quyết định thôi không viết cụ thể về
vấn đề này, vì nó quá trừu tượng và sử dụng thuật ngữ triết học quá nhiều, nên
Doremon sẽ miêu tả nó đơn giản như sau.
Bất
cứ 1 sự vật nào trong tự nhiên cũng bao gồm 2 mặt: chất và lượng. Các bạn có thể
không cần hiểu chất và lượng là cái gì, nhưng cái mà các bạn cần hiểu: mỗi 1 sự
vật thì có chất và lượng tương ứng với nó. Cái bàn thì có "cái thứ" tạo
nên cái bàn và qui định nó là cái bàn chứ không thể là cái khác. Tương tự cái
ghế thì có "cái thứ" qui định nó là cái ghế... "Cái thứ" ở
đây là chất với lượng. Cũng như mỗi 1 người trong chúng ta có những yếu tố qui
định ta là ta chứ không thể là ai khác
VD:
Nguyễn Văn A, sinh năm 1990, nhà xxx, quê xxx
Như
vậy chỉ cần 1 yếu tố cấu thành cái bàn bị thay đổi, thì các yếu tố khác sẽ thay
đổi theo từ đó dẫn tới cái bàn sẽ không còn là cái bàn nữa mà nó là cái khác
VD:
Nước ở 25 độ C, nếu ta đun nóng nó lên tới hơn 100 độ C thì lúc này nó vẫn là nước,
nhưng nước này đã ở thể khí chứ không còn thể lỏng như ban đầu
Vì
sao Doremon phải viết cái khúc khó hiểu này? các bạn đọc hết bài sẽ rõ
2.
Plateaus
Bạn
hãy tưởng tượng xem, còn gì kinh khủng hơn khi ta học ngày này qua ngày khác mà
mọi thứ vẫn như cũ. Nguyên nhân nào? Có phải do ta lười biếng, hay ta không được
thông minh? Mục này sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó. Plateaus-có thể hiểu đây là
trạng thái bình ổn hay trạng thái bảo toàn, nơi mà không có gì thay đổi. Đây là
1 điều hoàn toàn bình thường mà bạn nên chuẩn bị tâm lí để đối mặt dù bạn có học
môn gì đi nữa.
Đến
đây Doremon mới cho các bạn thấy sự quan trọng của: Qui luật chuyển hoá từ những
sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Hãy hình
dung ví dụ về ấm nước, khi nó đang được đun từ 25 độ C lên khoảng gần 100 độ C
thì nó vẫn là nước mặc dù ta cứ đun
Trong
việc học hành cũng vậy, khi bạn học anh văn sẽ tới lúc bạn nản lòng vì mình đã
cố gắng nhưng vẫn không tiến bộ. Lí do không phải vì bạn sử dụng sai phương
pháp, cũng không phải bạn cố gắng chưa đủ mà vì "lượng và chất" chưa
chuyển hoá đủ để cái cũ biến thành cái mới. VD: Bạn là A (với trình độ anh văn
thấp) tương ứng với "lượng A và chất A", để "lượng A và chất
A" chuyển hoá thành "lượng B và chất B" (tương ứng với trình độ
anh văn cao) thì cần phải có thời gian để lượng và chất chuyển hoá
Trong
thời gian lượng A và chất A (tương ứng với trình độ anh văn thấp của bạn) chưa
chuyển hoá xong thì dù bạn có nỗ lực mấy mọi thứ vẫn không hề thay đổi. Vd như ấm
nước, bạn đun nó từ 0 độ C đến gần 100 độ C, mặc dù bạn cứ đun liên tục qua
ngày qua tháng, nhưng nếu bạn đun không vượt qua ngưỡng 100 độ C thì nước đó vẫn
ở thể lỏng, chứ không thể nào chuyển hoá qua thể khí
Đây
là chân lí cực kì quan trọng mà ít ai chịu để ý, đó là người ta hay nản lòng.
Thế tại sao các bạn lại nản? Vì học hoài mà không thấy khá hơn. Thế tại sao
không khá hơn? Câu trả lời là đây: Khi bạn đã biết được trạng thái bảo toàn-trạng
thái Plateaus là nơi mà ta có học mấy cũng không tiến bộ, là do nó cần thời
gian để "chất và lượng cũ" chuyển hoá thành "chất và lượng mới".
Khi ta đã nắm bắt được điều này thì cái mà ta có thể làm được là: thúc đẩy quá
trình chuyển hoá lượng chất để nó xảy ra nhanh hơn
VD:
cũng là ấm nước với nhiệt độ 25 độ C ban đầu ở thể lỏng, nếu bạn đun chậm thì
nhiệt độ nó sẽ tăng chậm và có thể bạn đun 6 tháng nó mới lên hơn 100 độ C và nước
chuyển sang thể khí. Trái ngược lại nếu bạn đun 1 cách tốc lực ngày qua ngày
thì có thể 3 tháng nó sẽ chuyển lên thể khí (hơn 100 độ C)
Nhưng
câu hỏi ở đây là: Nếu bạn vừa đun vừa ngừng thì sao?-vấn đề này Doremon sẽ mổ xẻ
ở phần Kaizen way
Như
vậy ở đây chúng ta sẽ thấy rõ được điều này, khi bạn học bất kì môn học nào, sẽ
xuất hiện giai đoạn (khoảng thời gian) mà bạn nỗ lực mấy cũng không thấy nó tiến
bộ, đây là điều hoàn toàn tự nhiên, không phải do bạn không đủ trí thông minh
hay bạn sử dụng sai phương pháp. Mà đó là khoảng thời gian mà "lượng cũ và
chất cũ" chuyển hoá thành "lượng mới và chất mới", cái mà ta có
thể làm trong giai đoạn này là phải tăng tốc quá trình chuyển hoá từ cái cũ
sang cái mới, từ trình độ thấp lên trình độ cao. Do vậy khi các bạn rơi vào
giai đoạn này thì thay vì nản lòng do học không tiến bộ, ta càng phải nỗ lực hơn
trước để đẩy nhanh quá trình
Và
"khoảng thời gian chuyển hoá" là phụ thuộc vào trình độ. Nếu xét về
tài năng bình thường thì có rất nhiều người và càng lên cao thì càng giảm, cho
lên loại trung bình thì nhiều, khá thì ít, giỏi thì chẳng có mấy ai và thiên
tài thì trở thành đồ quí. Cho nên trong giai đoạn đầu-giai đoạn chưa biết gì,
các bạn học Tiếng Anh sẽ tiến bộ rất nhanh, nhưng càng về sau "thời gian để
các bạn tiến bộ càng dài", và cứ thế
Cho
nên hãy chuẩn bị tâm lí cho trạng thái Plateaus-hãy thích thú với trạng thái
này, thay vì nản lòng sao ta học không tiến bộ-đây là qui luật của tự nhiên mà
không một ai tránh được. Rất có thể sẽ đến lúc bạn nghe tiếng anh đã dễ dàng nhưng
lại không nói được, đọc sách không cần dịch vô tư nhưng lại không viết được. Những
lúc thế này bạn phải tiếp tục học theo cách mà Doremon sẽ chỉ, chứ không được nản
lòng, vì đây là sự trễ pha, là thời gian mà "chất và lượng cũ" đang
chuyển hoá. Nếu bạn cố gắng đủ mạnh, đủ nhiều, thì nó sẽ chuyển sang "chất
và lượng mới"-lúc này bạn sẽ nói viết vô tư.
3.
Kaizen Way
Ta
quay lại câu hỏi: Liệu vừa đun vừa ngừng 1 ấm nước thì hậu quả ra sao? Tức là
trong giai đoạn Plateaus, vì học không tiến bộ nên nản và bỏ thì điều gì sẽ xảy
ra?
Khi
ấm nước 25 độ C, nếu được đun, nhiệt độ sẽ tăng lên, khi không đun nữa thì nhiệt
độ sẽ tụt xuống-không ai có thể phủ nhận chân lí này. Cho nên trong việc học
hành, nếu bạn vừa học, vừa bỏ, hay sắp xếp lịch học theo kiểu: học 1 ngày bỏ 1
ngày, thì có thể bạn sẽ học cả đời mà không đạt được điều mình muốn
VD:
Khi ấm nước 25 độ C, đun 1 ngày nó lên 50 độ C, bỏ 1 ngày nó tụt lại 25 độ C, vậy
ta đun cả đời nó cũng không lên được hơn 100 độ C để qua thể khí. Nếu bạn đung
theo kiểu, nỗ lực đun 1 ngày từ 25 chuyển lên 70 độ C, sau đó bỏ 1 ngày nó tụt
xuống 40 độ C. Rồi hôm sau lại đun tiếp từ 40 độ C lên 80 độ C, rồi bỏ. Rất có
thể sau 1 thời gian dài nó sẽ lên hơn 100 độ C để qua thể khí, nhưng cách học
này rất mất thời gian. Vậy nên học thế nào?
Kaizen
way-đây là thuật ngữ bắt nguồn từ Nhật Bản, nội dung của "Kaizen Way"
tương tự như câu nói "Nước chảy đá mòn". Để đạt được sự tiến bộ bạn sẽ
có 2 con đường, thứ nhất bạn nỗ lực liên tục trong 1 thời gian ngắn và thứ 2 là
nước chảy đá mòn. Và nước chảy đá mòn là phương châm của AJ Hope và cũng là
cách đun nước hiệu quả nhất
Để
đảm bảo thành công nhanh nhất: nếu bạn cảm thấy hưng phấn thì hãy học Anh Văn cực
kì nỗ lực, còn không thì học vừa đủ, nhưng không được phép bỏ ngày nào. Lí do
vì sao thì hãy nhớ lại việc đun nước
Kaizen
way là phương châm của Nhật Bản, mỗi 1 ngày cải thiện 1 ít và cải thiện liên tục
không bỏ ngày nào. Nước chảy đá mòn là như thế, nếu bạn muốn đi con đường ngắn
nhất thì dựa vào tri thức triết học mà Doremon đã phân tích: Kaizen way-đun nước
liên tục không bỏ ngày nào để "lượng và chất cũ" chuyển hoá sang
"lượng và chất mới" trong thời gian ngắn nhất
4.
Repetition And Distinction
Đây
là điều mà bất kì ai cũng chán nản, đó là tại sao tôi phải cứ lặp đi lặp lại 1
động tác? Michael Jordan-người hùng bóng rổ đã thổ lộ cảm xúc trên, ông ta đã
ném những quả bóng cơ bản đến hơn 20 năm, tức là không biết bao nhiêu lần.
Tiger Woods-người hùng sân gôn cũng lâm vào tình trạng tương tự, đó là ông ta
cũng phải thực hiện các động tác đánh bóng căn bản đến hơn 20 năm. Một nhạc sĩ
thiên tài ở thế kỷ 20 (quên mất tên) đã trả lời cho học trò câu hỏi: "Tại
sao ngày nào thầy cũng phải đánh lại bản nhạc này?" "Vì mọi thứ tuyệt
vời nhất đều là những thứ cơ bản"
Cho
nên đây là tin buồn nếu bạn thiếu kiên trì, việc lặp đi lặp 1 động tác, hay học
đi học lại 1 bài là điều mà không 1 ai muốn. Nhưng rất tiếc, cái gì cũng có giá
của nó, bất cứ 1 chuyên gia nào cũng thừa nhận: "Đó là con đường để trở
thành Master"
Và
ở đây Doremon sẽ dùng Phân Tâm học để trả lời cho các bạn tại vì sao để trở
thành Master thì ta phải lặp đi lặp lại. Như đã trình bày ở phần trước, bộ não
chúng ta có 3 phần: ý thức, tiềm thức và vô thức. Trong đó nhiệm vụ chính của
tiềm thức và vô thức là giải toả sự căng thẳng của não bộ. Và sự căng thẳng của
não bộ có nguồn gốc từ ý thức, ý thức là 1 thành phần tệ hại nhất mà chúng ta lại
đi ca ngợi như: anh có ý thức không vậy
? ý thức thằng đó kém...
Thế
ý thức tệ hại ở chỗ nào? Đó là ý thức chỉ có thể quan sát và giải quyết sự kiện
theo từng bước 1, và nó có giới hạn về khả năng chịu đựng. Giả sử nếu bạn suy
nghĩ cũng 1 lúc quá nhiều vấn đề thì bạn sẽ thấy nhức đầu, cho nên bạn chỉ có
thể suy nghĩ theo từng bước 1: tình yêu-gia đình-công việc... Cho nên không phải
ngẫu nhiên mà có câu nói: "Nghĩ nhiều làm chi cho mệt óc". Khi ý thức
đã bị "nhồi nhét" vượt quá ngưỡng chịu đựng thì người đó sẽ bị "điên".
Cho nên Phân Tâm học của Sigmund Freud không phải ngẫu nhiên mà nó thành công,
bởi vì dựa theo lí thuyết của nó mà người ta đã chữa khỏi không biết bao nhiêu
căn bệnh tâm thần, mất trí nhớ và Sigmund Freud được mệnh danh là Albert
Einstein của Vật Lí học
Hãy
tưởng tượng ý thức có bộ nhớ 10 MB, nếu nhồi nhét vượt quá ngưỡng thì nó sẽ bị
"nổ", cho nên ai đó có cảm thấy mình bị áp lực, hay căng thẳng thì tạm
thải bớt thông tin ra không khéo "nổ". Và khi thông tin được chuyển
vào não bộ quá nhiều, thì ý thức sẽ đẩy bớt thông tin xuống tiềm thức và vô thức,
và phần vô thức là "bãi rác"-có nghĩa là nếu bạn nhìn, nghe... bất cứ
1 thông tin gì thì chúng đều lưu lại trong bộ óc, giống như cỗ máy tính ta đang
dùng. Nhưng ta tưởng rằng ta quên, vì thông tin đó đã chìm xuống vô thức, nhưng
thật ra không phải vậy, chỉ cần có sự can thiệp đúng đắn và chính xác của y học
thì họ có thể "moi" thông tin đó ra-nhưng tạm thời chưa ai đủ bản
lĩnh, vì "không có gì bí hiểm hơn là thứ đang nằm trong não của chúng
ta"
Ý
thức chỉ giữ lại những thông tin quan trọng, cần dùng, như "Mới thấy cô
nàng tóc xanh, mỏ đỏ thì nhớ cái tên đã
". Và cứ thế, nên trong 1 ngày bộ óc của ta thu nhận không biết bao
nhiêu thông tin, và ý thức chỉ giữ lại cái cần sau đó thải hết thông tin thừa
xuống tiềm thức và vô thức. Thế nhưng chúng ta lại cần đến 1 lượng lớn thông
tin để sinh tồn, tức là ổ chứa phải nhiều hơn 10 MB. Hầu như ai cũng thấy, ta
nói câu nào đó thì chúng đều tuỳ vào hoàn cảnh mà tuôn ra chứ không phải ta
"ý thức"-tức nhớ nó trong đầu như thuộc lòng, hay việc ta nhớ 1 kỷ niệm
nào đó, lúc cần thì ta mới nhớ, không thì quên. Những lượng thông tin "cần
thiết" này được cất giữ ở phần tiềm thức, và ý thức có thể "moi"
thông tin đó lên khi cần thiết. Và để "moi" được lên thì: lượng thông
tin được cất giữ ở phần tiềm thức phải được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hay
nó có liên quan đến các trạng thái cảm xúc đặc biệt.
Điều
này có nghĩa là, tất cả mọi thông tin đi vào bộ óc chúng ta sẽ được sàng lọc: Nếu
thông tin nào được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hay gắn liền với sự kiện đặc
biệt gì đó, thì nó sẽ được cất giữ ở phần tiềm thức-lúc cần ý thức có thể
"moi" lượng thông tin này lên, còn các thông tin không thoả mãn những
điều kiện trên sẽ tuột hết xuống vô thức-nơi mà ta chả biết gì. Quá trình sàng
lọc thông tin diễn ra khi ngủ, cho nên khi ta mới ngủ dậy thấy đầu óc minh mẫn,
sảng khoái, do nó đã loại hết thông tin, và sau 1 ngày lao động mệt nhọc thì lại
đầy-phải ngủ...
Và
đây là lí do tại sao: nếu 1 bài học hay 1 động tác bạn làm chưa đủ nhiều lần
thì nó hoàn toàn vô bổ. Có nghĩa là muốn dùng thì bạn phải ráng nhớ, nhưng bộ
nhớ của ý thức có hạn, phải chuyển hết thông tin đó xuống tiềm thức bằng cách lặp
đi lặp lại nhiều lần, để rồi thông tin cứ "đọng" ở tiềm thức, và khi
cần dùng thì "moi" lên-hay là bản năng hay phản xạ
Như
vậy nếu bạn không repetition thì đồng nghĩa với việc "học lỗ tai bên trái
sau đó đó ra bên phải". Cho nên đây là điều bắt buộc dù có muốn hay không
vì bộ não chúng ta được thiết kế như thế, và Doremon chỉ có thể giúp các bạn bằng
cách: làm thế nào để repetition ít chán nhất? Cái này dành cho bài sau
Nhân
tiện ở đây nói thêm về "Con người thiên tài trong mỗi chúng ta", vì
cái này bổ ích. Như đã nói là mọi thông tin không cần thiết đều bị đẩy xuống hết
vô thức, thế các bạn có bao giờ tự hỏi: ý thức-phần ta cho là trí tuệ, thông
thái đến cỡ nào? Cùng lắm để giải quyết 1 vấn đề, chúng ta chỉ "ý thức"
được vài sự kiện, sau đó tích phân, tổ hợp, đạo hàm... rồi cho ra kết quả-và ta
tin rằng kết quả này tuyệt vời. Thế nhưng theo phân tâm học, thì giờ ta thấy:
vô thức chứa đựng 1 lượng thông tin lớn đến cỡ nào, mọi thông tin từ lúc ta ra
đời, nghe thấy và nhìn đều chứa hết chỗ này.
Vậy
nếu có 1 vấn đề rắc rối nào đó, chỉ dựa vào lượng thông tin ít ỏi mà ta "ý
thức" được, thì ta có đủ khả năng để giải quyết? Nếu không giải quyết được
thì ta bó tay và chấp nhận "giới hạn ta tới đó", "tài năng ta chỉ
vậy". Nhưng nếu dựa vào lượng thông tin khổng lồ chứa ở phần "vô thức"
thì vấn đề có thể giải quyết hay không? Giải quyết tốt ấy chứ, vì vô thức chứa
thông tin nhiều hơn ý thức đến vô cùng lần. VD: Để tìm ra kẻ trộm ta chỉ có vài
thông tin mà ta nhìn, thấy, nghe... mà chưa chắc đã thấy rõ, nghe rõ... thế nhưng
chỉ cần ai đó cung cấp cho ta vài thông tin về kẻ trộm nữa thì thằng trộm này đố
mà thoát
Do
vậy hãy giải phóng thiên tài ra đi, muốn làm điều này thì nhắc lại: Ước mơ cho
lớn để bị ám ảnh, sau đó cứ học hành, và rồi một ngày nào đó khi thông tin tích
luỹ đủ nhiều, sự ám ảnh đủ mạnh thì vô thức sẽ giúp chúng ta 1 tay. Và: Khi
thiên tài đã thức dậy thì không có gì là không thể.