26 thg 5, 2013

Why is that important?



Hôm nay Doremon sẽ viết về chủ đề này: “Why is that important?”

Trước khi viết, Doremon xin nói vài điều để các bạn khỏi hiểu lầm về bài viết này cũng như các bài viết tiếp theo. Trong phương pháp Effectless English thì phần lớn nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến cách học tiếng anh, mà hầu như đó là quan điểm của AJ Hope về cuộc sống. Thế tại sao ông ta phải lồng các bài viết này vào? Vâng, có lí do của nó. Bởi vì những thứ này là cần thiết cho việc chinh phục tiếng anh, nên Doremon sẽ mổ xẻ về nó, điều này đồng nghĩa với việc Doremon sẽ “tuyên truyền” về cách sống được cho là tốt đẹp của AJ Hope mà Doremon cũng đồng tình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là gì? Đó là các bạn có đồng tình hay không? Không 1 ai biết, cho nên Doremon viết trên tinh thần tôn trọng tất cả mọi người, và không có ý định “dạy đời” ở đây. Hầu như thành viên trong HVA đều qua 18t, cho nên các bạn có trách nhiệm trong suy nghĩ và hành động của mình. Nếu các bạn thấy quan điểm được trình bày là hay, là tốt thì ta tiếp thu, trái ngược lại thì đọc xong rồi cười thầm vài tiếng. Cũng như nếu ai đó đang học tiếng anh theo phương pháp truyền thống, thấy mình có sự tiến bộ vượt bật, thì đừng nên học theo Effectless English làm gì và ngược lại

Giới thiệu sơ lược về AJ Hope: (Doremon viết văn theo kiểu này nhá )

Cũng như bao giáo viên khác, AJ Hope luôn được đào tạo theo phương pháp hàn lâm về cách giáo dục và suy nghĩ, cho nên trong những ngày tháng đầu tiên đi dạy thì ông ta cũng không nổi bật gì so với các giáo viên còn lại. Thế nhưng trong thời gian đi dạy, AJ Hope đã thay đổi, ông phát hiện ra hầu hết các học sinh học tiếng anh luôn có biểu hiện lạ thường như: chán nản, ngán ngẫm, bỏ học… và tỉ lệ này luôn cao hơn so với các môn còn lại. Thế là ông ta tự hỏi “Nguyên nhân từ đâu?”… “Em A, vì sao em bỏ học”
A: “Em chán học lắm thầy”
Thế em B
B: “Em ghét môn tiếng anh lắm thầy”
Còn em C
C: “Em ghét học ngữ pháp lắm thầy”
….
Thế là ông ta bắt đầu trò chuyện với học sinh, ông ta vứt các giáo trình dạy học vào sọt rác, vứt bảng điểm vào đống giấy vụn… Và bắt đầu kể các câu chuyện bằng tiếng anh, ông ta la hét, khua tay múa chân… Thật không ngờ điều này lại khiến lớp học của AJ Hope luôn thu hút được lượng học sinh đông nhất. Thế nhưng vấn đề lại nảy sinh. Kì thi đã tới, làm sao đây khi mà giáo trình đã nằm trong sọt rác, suốt ngày thầy trò tán gẫu? A J Hope cười thầm và cho toàn bộ lớp điểm A. Sau khi bảng điểm được gởi lên thầy hiệu trưởng tại một trường học Thái Lan. Ông này nhăn nhó: “Anh không biết luật của trường à? 10% điểm A, 20% điểm B, 50% điểm C và số còn lại được nhận điểm D?

AJ Hope phản kháng: “Tất các học trò trong lớp học của tôi đều xứng đáng điểm A”

Thế là 1 cuộc xung đột xảy ra-cuộc chiến giữa cái cũ và cái mới. AJ Hope chấp nhận rời khỏi công việc dạy học ở Thái Lan, vì ông ta đã dám “Ném các giáo trình được bộ giáo dục cấp vào thùng rác”

Đến tận bây giờ AJ Hope vẫn thường đặt câu hỏi cho các nhà giáo dục: “Tại sao anh phải sử dụng cuốn sách này, tại sao anh phải sử dụng cuốn sách kia?”

Sau khi rời khỏi Thái Lan, AJ Hope được ưu tiên dạy học cho 1 trường ở Mỹ, và ông được tự do dạy theo ý mình muốn, nhưng ông bắt buộc phải chấm điểm học sinh theo phương pháp truyền thống, và điều này làm ông ta phát “bệnh”. Thế là ông ta lại bỏ và Effectless English ra đời

Người này là 1 con sư tử các bạn à, một kẻ chỉ muốn đi bằng 2 chân để tự do và sống theo ý mình muốn. Trong con người vốn dĩ vô danh, không có gì nỗi bật này lại ẩn chứa những kiến thức mà Doremon xin được cúi đầu ngưỡng mộ, vì một con đom đóm tuy nhỏ nhưng không có nghĩa là nó không phát ra ánh sáng

Có bao nhiêu người tin vào câu chuyện trên? 

Cuộc chiến không khoan nhượng: cái cũ vs cái mới

Theo các nghiên cứu khoa học thì 80% thành công trong tiếng anh bắt nguồn từ: "NonLinguistic Factors”. Đó là các yếu tố như tình cảm, cảm xúc, sự hưng phấn... và 20% còn lại bắt nguồn từ giáo trình ta học, cái lớp ta ngồi, phương pháp ta dùng. Đây là lí do tại sao AJ Hope đã viết một lượng lớn bài để làm bùng cháy lên niềm đam mê của chúng ta, để nhen nhóm lên ngọn lửa nhiệt thành về cuộc sống. Và nội dung của bài viết hôm nay: "Why is that important?" là để Doremon tâm sự với các bạn về vấn đề này. Tất cả chúng ta hầu hết đều bỏ quên nó. Tôi muốn học English, tôi muốn giáo trình này, tôi muốn phương pháp kia.... muốn thì nhiều lắm. Nhưng mục tiêu của cái muốn này là gì? Cái muốn này có khơi gợi niềm đam mêm trong việc học hành của ta hay không? Không một ai chịu hỏi và cũng không một ai trả lời

Chúng ta được sinh ra, chúng ta đến trường, chúng ta được giáo dục, chúng ta bị "nhồi nhét", rằng phải học cái này, phải học cái kia, phải có cái bằng, phải làm lương cao, phải lấy vợ đẹp, phải đi nhanh để theo kịp thời đại... Nhưng sau đó rồi thì sao? Chúng ta dần trở nên vô cảm, ước mơ đã trở nên xa vời và cái còn lại chỉ là "gánh nặng của trách nhiệm".

Nietzsche (nhà triết học hiện sinh) đã từng thốt lên: "Đối với các nhà tư tưởng của chúng ta, điều kì lạ là vấn đề thúc bách nhất không ai chịu giải quyết: công việc của họ có ích lợi gì và cho mục đích gì?"

Hầu hết chúng ta học anh văn là chỉ để qua bài test, vì "buộc" phải học, vì để có tấm bằng, để xin được việc, để làm lương cao. Nhưng vấn đề lại là ở chỗ này, khi bạn học với động cơ như vậy, đồng nghĩa với việc bạn không có niềm đam mê thực sự vào tiếng anh-và đây là lí do lớn nhất khiến bạn thất bại. Chúng ta hãy làm rõ chỗ này. AJ Hope cùng với nhiều giáo viên có cùng tư tưởng như ông đã quan sát: những học sinh lạc quan, có động cơ chính đáng luôn là những người thành công và ngược lại. Cái thú vị ở đây là: nếu bạn học để lấy tấm bằng thì sau khi đạt được tấm bằng bạn có học tiếng anh nữa hay không? Mấu chốt là ở đó: những người học vì những động cơ kể trên, luôn bỏ cuộc giữa chừng vì nản hay đã đạt được những điều họ muốn

Cho nên không phải là vô lý khi AJ Hope đã viết rất nhiều bài với cùng 1 nội dung: làm bùng cháy lên ngọn lửa đam mê học tiếng anh trong mỗi chúng ta. Hãy quên đi những động cơ kể trên, nếu bạn chỉ muốn học cho biết, cho qua bài test, cho lấy tấm bằng thì đừng nên học Effectless English. Phương pháp này chỉ dành riêng cho những ai muốn trở thành Master-dùng tiếng anh như tiếng mẹ đẻ. Cho nên AJ Hope mới dày công nghiên cứu để cho ra đời Effectless English-thật sự là một phương pháp tuyệt vời xứng đáng với công sức mà AJ Hope bỏ ra

Vậy lí do chính đáng ở đây là gì? AJ Hope đã gợi ý, hãy tưởng tượng thật tuyệt vời biết bao khi bạn chinh phục được tiếng anh, nếu bạn đã có gia đình bạn có thể giúp vợ (chồng), con cái đạt được trình độ như bạn, để rồi con bạn có được rất nhiều cơ hội trong tương lai, nếu bạn còn độc thân, bạn có thể hẹn hò với ai đó ở nước ngoài. Bạn có thể đặt chân lên Châu Âu, được đến những nơi mà bạn chỉ được thấy qua sách vở, nếu có dịp bạn có thể qua Mỹ để gặp AJ Hope và trò chuyện với ông ta, hay với bất kì ai nổi tiếng mà bạn được biết qua báo đài. Hay bạn có thể kết bạn ở đâu đó trên hành tinh này bằng tiếng anh qua các trang mạng xã hội, yahoo... và mời họ về nhà mình chơi.... Hay bạn có thể đọc được những cuốn sách mà ngôn ngữ của bạn không hề có... Còn nhiều lắm... Những lí do này đáng giá hơn nhiều so với việc học vì bị "buộc", hay để làm bài test

Khi mục tiêu đã có thì lúc này bạn mới đủ sự kiên trì để học tiếng anh qua ngày qua tháng và cuối cùng là thành công, sau đó bạn hãy thực hiện ước mơ mà mình muốn. Nếu các bạn đã đọc đến dòng chữ này thì hãy dừng lại vài phút để suy ngẫm: "Tại sao tôi phải học tiếng anh?". Doremon xin tâm sự thật lòng với các bạn, dù có muốn giúp các bạn đến đâu đi nữa, nhưng các bạn không có ước mơ, không có hoài bão thì Doremon không giúp được. Rất có thể vài người sẽ cười to: "Uớc mơ là gì? hoài bão là gì? thực tế chút đi anh bạn ơi, thế kỷ 21 rồi, thức dậy đi, đây là thời đại của kỹ thuật số, của máy tính, của xe hơi, của ngực to, mông bự, thời đại của ước mơ chỉ là trong mơ thôi". Vâng, không ai phê bình luận điểm này được, nhưng cốt lõi của AJ Hope và Doremon là không riêng gì trong tiếng anh, mà ở bất kì lĩnh vực nào. Thiếu ước mơ thì bạn sẽ không có nguồn năng lượng để thức khuya, dậy sớm, để học hành từ ngày này qua tháng nọ. Sức đâu mà ngày nào Doremon cũng học 16t-từ ước mơ mà ra

Khi bạn chọn ước mơ, hãy chọn ước mơ càng lớn càng tốt, thậm chí là điên rồ, điều này hoàn toàn có lợi-vì nó sẽ kích thích nguồn năng lượng tiềm tàng trong bản thân. Và đâu đó trong Effectless English đã nói:
"I once read that a worthy and powerful goal should both terrify and inspire you. If you don't feel both excited and scared, it's probably not a worthy goal. I agree. Perhaps you also have big dreams. Maybe you also dream of starting your own business.. or writing a book.. or going on a great adventure.. or asking out a girl or guy... or studying abroad. Perhaps you've hesitated to try because actually pursuing the dream terrifies you. Or maybe the fear of failure scares you

If so, you should realize that this is good. The fear is good. Your terror is a good sign, it means you have chosen a worthy goal

My best advice to you is the accept that fear. Accept it, but don't let it stop you. Whatever your dream, be terrified, but don't give up. Be terrified, and then do it.

Because the best antidote to fear- is action"
Các bạn hãy ước mơ đi đã, hãy mang lại cảm giác thích thú và hưng phấn khi học tiếng anh đi đã, hãy tìm ra lí do nào đó khiến ta thức khuya dậy sớm để học tiếng anh đi đã, rồi Doremon sẽ viết tiếp các phần còn lại, vì "80% thành công trong tiếng anh bắt nguồn từ: "NonLinguistic Factors”. Đó là các yếu tố như tình cảm, cảm xúc, sự hưng phấn... và 20% còn lại bắt nguồn từ giáo trình ta học, cái lớp ta ngồi, phương pháp ta dùng"