3 thg 7, 2013

Câu hỏi 13 - tổng hợp

Nhân đây Doremon trả lời cho những ai còn thắc mắc về cách học tiếng anh

Các bạn hỏi về việc tại sao phải nghe và nhìn vào transcript cùng 1 lúc trong khi nếu học theo tự nhiên thì đứa bé nó chỉ có nghe và nghe thôi, có nghĩa là nó nghe bằng tai

Doremon trước hết nói cho các bạn cái này

-Việc những phương pháp mà các bạn đề cập như nghe mà không nói trong 1 năm...

-Những nhân vật nói đến 6 hay 8 thứ tiếng mà các bạn giới thiệu...

Tất cả những thứ này Doremon đã biết trước khi viết topic, cho nên:

-Những phương pháp của họ là hay đối với những ai chưa biết về topic

-Việc "nổ" thì nó cũng có giới hạn của nó. Việc 1 người nói được 6 thứ tiếng thì theo các bạn họ nói như thế nào? Như các bạn nói được vài câu Tiếng Anh, đọc được vài dòng... hay viết được vài câu cơ bản thì đó cũng được xem là các bạn nói được Tiếng Anh

-Doremon cũng có tìm hiểu về vấn đề "một người nói 6 thứ tiếng"-nổ thì cũng vừa thôi. Rất có thể bản thân họ không nổ nhưng người khác thì nổ giùm họ. Mỗi một thứ tiếng họ biết một chút thì cũng được xem là biết đến 6 thứ tiếng rồi. Nhưng việc biết như thế nó có giúp ích gì cho các bạn trong việc cải thiện đời sống ngoài việc "nổ" là ta biết 6 thứ tiếng


Cho nên Doremon nhắc lại:

-Doremon chả là gì cả nhưng dù cho đó có là giáo sư hay những người nói tới 6 thứ tiếng cũng không thể nào giúp các bạn thành công trong Tiếng Anh nhanh bằng topic này

-Lí do của nó và vấn đề về việc vừa nghe vừa nhìn vào transcript: nếu các bạn thật sự học theo tự nhiên như 1 đứa bé thì các bạn có biết mình tốn bao nhiêu thời gian để bắt đầu có thể dùng được Tiếng Anh một cách tạm ổn?

Một đứa bé từ khi mới ra đời thì lợi thế của nó như sau:

-Bộ óc của nó như tờ giấy trắng cho nên tốc độ học của nó sẽ nhanh hơn chúng ta nhiều lần

-Cả 1 ngày 24h nó chỉ học 1 ngôn ngữ chính là tiếng mẹ đẻ trong khi các bạn học được bao nhiêu giờ?

-Nó nghe nghe nghe... liên tục cho đến khi bi bô và đọc được cuốn sách là gần 8 tuổi-lúc này nó chỉ mới nói được mấy câu cơ bản và đọc được mấy cuốn sách thiếu nhi

Vậy Doremon hỏi các bạn: các bạn có muốn ngày nào cũng học Tiếng Anh liên tục cho tới 8 năm mới dùng được Tiếng Anh ở cấp độ trung bình? Nếu muốn thì các bạn nên theo nguyên văn là học theo tư nhiên-học giống đứa bé là nghe nghe nghe... liên tục giống như những người khác đã chỉ hay những người cho là mình dùng được 6 thứ tiếng

Một lần nữa Doremon nhắc lại:

-Các bạn vẫn chưa biết được giá trị thực sự của topic và vẫn không nhận thấy sự khác biệt trong phương pháp của Doremon với người khác

-Một công thức nấu ăn chỉ cần thay đổi 1 nguyên liệu thì kết quả nó hoàn toàn khác cho nên ai đó đừng nên vì sự thiếu hiểu biết của mình mà phát biểu rằng: phương pháp này ai chả biết hay cái này đã có người khác làm rồi Doremon chỉ tóm tắt lại

-Doremon chỉ các bạn là phải vừa nghe, vừa nhìn vào transcript và vừa luyện phát âm cùng lúc mặc dù các bạn chỉ mới nhập môn với mục đích: rút ngắn thời gian thành công cho các bạn

Còn vì sao lại vậy thì Doremon không giải thích nữa, bởi vì các bạn luyện xong xong như thế thì mỗi 1 thứ nó sẽ giúp thứ kia: như vừa nghe và vừa nhìn vào transcript thì nó giúp việc nghe rõ ràng và tốt hơn chỉ nghe và nghe rất nhiều lần, vì lúc này các bạn biết mình nghe từ nào, nó có hình dạng nào...

-Nếu các bạn học đúng như Doremon đã chỉ thì Doremon cam đoan sau 1 năm 6 tháng các bạn có thể đọc được sách Tiếng Anh ở dạng thiếu nhi và hiểu mà không cần dịch-có mấy ai làm được điều này. Hay những người giỏi Tiếng Anh họ vẫn phải dịch mới hiểu... Cái này Doremon cũng đã nói:

1. Việc dùng được Tiếng Anh nhưng dùng được ở cấp độ nào mới là vấn đề

2. Việc các bạn thông thạo 2 ngôn ngữ thế nhưng thông thạo chúng ra sao thì lại khác. Có người được cho là giỏi Tiếng Anh nhưng không dùng được nó để cải thiện cuộc sống thì giỏi để làm gì, hay việc học này chỉ để khoe? Việc các bạn có bằng giỏi làm bài 10 điểm Tiếng Anh thế nhưng không dùng nó vào cuộc sống thì để làm gì?

3. Việc biết với việc làm được là hai thứ khác xa nhau

4. Việc các bạn làm được, nhưng là được trong thời gian bao lâu thì nó cũng là thứ nên bàn

Tóm lại phương châm của Doremon và cũng là topic này

1. Đã học thì phải học cho nó tới bến có nghĩa là sau khi học xong nó thì các bạn dùng được để cải thiện cuộc sống của mình

2. Phải thành công trong thời gian ngắn nhất, vì nếu để dùng được Tiếng Anh như Tiếng Việt mà mất 10 năm thì chắc cũng không ai đủ kiên trì, mặc dù các bạn biết rằng mình sẽ thành công

Cho nên: các bạn hãy nhớ điều này

Những phương pháp, những công thức được người ta rao giảng mặc dù nó có đúng, có hay mà không dùng vào được thực tế thì tốt nhất cũng đừng nên bàn nếu như các bạn không muốn phí thời gian


casper2004 wrote:



Em định mỗi ngày học thuộc lòng 2 bài. Học thuộc bài nào thì viết ra giấy luôn bài đấy. Các bài nào đã học thuộc và chép ra giấy thì thôi không quan tâm đến làm gì nữa.

Anh cho em hỏi là em làm như thế có được không ạ ?

Em cám ơn anh nhiều ! 


Cách học của em không giống nguyên văn của anh. Nguyên văn của nó

1. Nghe đi nghe lại

2. Đọc đi đọc lại

3. Viết lại những bài đã nghe đi nghe lại và đọc đi đọc lại, chỗ nào không hiểu thì tra từ điển-có nghĩa đây là giai đoạn giúp em hiểu được cái bài

4. Học thuộc lòng bài đó

Còn cách mà em nói thì thứ tự nó bị lộn ngược

1. Học thuộc trước

2. Viết ra giấy sau

Hoặc có thể là em vừa học thuộc và vừa viết ra giấy...

Thế nhưng nó không có hiệu quả như nguyên văn của anh đâu vì

1. Em học thuộc nhưng em không hiểu rõ hoặc hiểu rất mơ hồ về ý nghĩa cái bài

2. Dẫn tới em học khó thuộc và thuộc rồi thì lại nhanh quên
casper2004 wrote:


Em cám ơn anh ạ.Vậy là bây giờ em sẽ làm ngược lại, có nghĩa là viết ra giấy cho đến khi nào nhuần nhuyễn rồi mới học thuộc lòng phải không ạ ?
 


Đúng, những ai còn thắc mắc về việc viết ra giấy thì như sau

1. Các bạn chép lại mấy bài đã nghe đi nghe lại, đọc đi đọc lại

2. Chép được câu nào thì tra từ điển câu đó, có nghĩa là nếu câu nào có từ mới các bạn không hiểu thì tra từ điển, sau đó: ghi riêng từ mới đó khoảng 10 lần-để học thuộc từ mới luôn. Có nghĩa là trong quá trình chép bài từ trên xuống dưới cứ những từ hay câu nào mà các bạn đã biết nghĩa, thì chép 1 lần rồi bỏ qua, còn những từ các bạn không biết nghĩa thì chép lại từ đó nhiều hơn-khoảng 10 lần để học thuộc từ mới

3. Cứ như thế cho đến khi chép hết bài

4. Sau khi xong thì chép lại một lần nữa bài đó từ đầu đến cuối

5. Sau đó mới tới học thuộc lòng

Việc chép như thế có tác dụng:

-Giúp các bạn hiểu nghĩa rõ ràng hơn

-Tăng khả năng thấm tiếng anh

-Tập viết luôn

-Học từ vựng luôn

Để đạt hiệu quả cao thì 1 bài các bạn phải chép ít nhất 2 lần
pes911 wrote:

Anh Mon à. Em hỏi tí. Hiểu nghĩa từ ở đây là dịch sang Tiếng Việt để hiểu hay là hiểu bằng Tiếng Anh ạ?  


Doremon viết rõ chỗ này, trong phương pháp của Doremon thì nó gồm 4 giai đoạn

1. Nghe đi nghe lại không tra từ điển để làm quen với âm thanh và mặt chữ Tiếng Anh

2. Đọc đi đọc lại không tra từ điển để luyện nói Tiếng Anh

3. Viết lại và chỗ nào không hiểu thì tra từ điển để dịch nó sang Tiếng Việt. Có nghĩa là đây là công đoạn duy nhất mà các bạn dịch Tiếng Anh sang Tiếng Việt-dịch đúng hay sai thì chưa cần quan tâm. Giai đoạn này là cầu nối giữa 2 ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Để đảm bảo các bạn phải hiểu được cái bài đó ở cấp độ cơ bản

4. Học thuộc lòng-hoàn toàn không dịch qua Tiếng Việt, giống như các bạn học thuộc bài Tiếng Việt. Mục đích là để tăng khả năng hiểu Tiếng Anh mà không cần dịch

Có nghĩa là các bạn cứ đi như thế thì theo thời gian khả năng hiểu Tiếng Anh mà không cần dịch nó cũng tăng theo. Đến 1 lúc nào đó khi các bạn thấy 1 từ mới Tiếng Anh thì các bạn cũng phần nào hiểu được cái nghĩa của nó nhờ những từ đi kèm hay hình ảnh mà không cần phải tra từ điển để dịch sang Tiếng Việt

Để làm điều này thì cần phải có thời gian cho nên

1. Đối với phần 1 thì các bạn còn dùng từ điển nhiều

2. Sang phần 2 khi đã có được lượng từ vựng cơ bản thì lúc này các bạn sẽ ít dùng từ điển hơn

Như những câu căn bản hay gặp: How are you? What the hell are you doing?-Những câu như thế này các bạn có cần dịch để hiểu không?

1. Có, phải dịch nếu như các bạn ít gặp

2. Không cần dịch nếu như các bạn đã dùng nhiều

Tương tự cho nên mục đích của phần 1 là giúp các bạn học những câu căn bản nhiều lần đến 1 lúc nào đó thì các bạn không cần dịch nó mà vẫn hiểu. Nhờ những câu, từ căn bản đó mà các bạn có thể hiểu nghĩa của những từ mới mà không cần tra từ điển