2 thg 7, 2013

Phân tâm học

1t2u3a4n wrote:

Không biết doremon còn chút thời gian ghé đây xem phản hồi không nhỉ, he he.

Trong phần "Repetition And Distinction", sau khi ngồi nghiền ngẫm và chỉnh lại xíu xiu để đưa lên blog, mình thấy có đôi chút mâu thuẫn với phần Phân tâm học của S.S.Freud. Cụ thể như sau:

Phần trên khẳng định "vô thức là con người thiên tài khổng lồ trong mỗi chúng ta". Song ở "Repetition And Distinction", doremon lại nhấn mạnh đến tác dụng của tiềm thức chứ không phải vô thức. VD: "Điều này có nghĩa là, tất cả mọi thông tin đi vào bộ óc chúng ta sẽ được sàng lọc: Nếu thông tin nào được lặp đi lặp lại quá nhiều lần, hay gắn liền với sự kiện đặc biệt gì đó, thì nó sẽ được cất giữ ở phần tiềm thức-lúc cần ý thức có thể "moi" lượng thông tin này lên, còn các thông tin không thoả mãn những điều kiện trên sẽ tuột hết xuống vô thức-nơi mà ta chả biết gì.".

Nếu vậy, việc của chúng ta sẽ không phải là "repetition" như tác giả đang trình bày chi cho nhọc công. Chúng ta chỉ cần lấy thật nhiều thông tin và không cho chúng lặp đi lặp lại - để tuột xuống vô thức - rồi ước mơ thật lớn, thật đẹp đẽ, thật "ám ảnh" nhằm đánh thức vô thức dậy và sử dụng.

Chắc mình cũng phải dành ít thời gian để tìm hiểu về S.S.Freud rồi smilie 


Doremon còn đây-đang đọc lại bài mình viết coi sao, bạn đặt vấn đề rất hay. Và Doremon sẽ trả lời như sau:

1. "vô thức là con người thiên tài khổng lồ trong mỗi chúng ta"-có nghĩa là vị thiên tài này đang ngủ yên mà ta không hề hay biết gì cũng như không thể nào điều khiển được, tức là ta "không ý thức được". Vì ngay từ định nghĩa đầu Doremon đã nói "đó là sự tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể không hay biết gì"

2. Còn phần tiềm thức nó cũng là phần tái tạo và xử lí thông tin mà chủ thể không hay biết, nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến các hoạt động của chủ thể

Tức là ta có thể dùng ý thức của ta để kiểm soát phần tiềm thức, bằng cách lặp lại lặp lại nhiều lần để thông tin này nằm ở tìm thức-cái này gọi là phản xạ hay bản năng-tức là ta có thể tạo ra các phản xạ mà ta mong muốn. Tức là bạn muốn có phản xạ tốt trong lĩnh vực nào thì bạn hãy đầu tư lặp đi lặp lại nhiều lần động tác trong lĩnh vực đó. Và một khi nó đã trở thành phản xạ thì lúc này ta lại "không ý thức được nữa". Như việc nói Tiếng Việt, phản xạ này là do bạn cố ý tập, tức là "có ý thức" trong việc lựa chọn bằng cách sống ở Việt Nam, đọc sách tiếng Việt... nhưng khi bạn lập đi lặp lại nó quá nhiều lần để thông tin này nằm ở tiềm thức-tức thành phản xạ rồi, thì việc nói Tiếng Việt của bạn sẽ không còn ý thức nữa, bạn không có "sự chuẩn bị sẵn" trong não bộ rằng đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, nên nói khi nào... mà lúc này nó tự động tuôn ra tuỳ vào hoàn cảnh. Do vậy phần tiềm thức là phần mà ta không biết gì nhưng nó lại có liên quan đến ta là do vậy

Trái lại với nó là phần vô thức "Con người thiên tài đang ngủ yên trong chúng ta" thì chúng ta không hề biết được, chúng ta chỉ có thể đánh thức nó dậy bằng nhiệm vụ của nó đó là: giải toả căng thẳng trong não bộ. Mà giải toả căng thẳng trong não bộ thì lại có nhiều con đường để giải toả, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, lượng thông tin cụ thể... mà có những cách giải toả tương ứng với nó

VD đã nêu: Một người nóng tính, khi bị "chọc điên" thì sẽ cảm thấy căng thẳng, và sự căng thẳng này nếu nó kéo dài liên tục qua ngày qua tháng, thì bộ óc sẽ bị vượt quá ngưỡng chịu đựng, nên phần vô thức sẽ ra tay nhằm thoả mãn nhiệm vụ của nó: giải toả căng thẳng trong não bộ. Người này có thể đánh hay giết nạn nhân-người làm cho anh ta "điên tiết". Sau khi đánh hay giết xong thì anh ta quay lại trạng thái ý thức ban đầu, là lo sợ hay hối hận.

Trường hợp trên, nếu người bị "chọc điên" chưa đủ căng thẳng hay có niềm vui gì khác, thì anh ta vẫn luôn ở trong tình trạng ý thức và vô thức vẫn không xuất hiện

Tương tự cho việc ước mơ, nếu như " Chúng ta chỉ cần lấy thật nhiều thông tin và không cho chúng lặp đi lặp lại - để tuột xuống vô thức - rồi ước mơ thật lớn, thật đẹp đẽ, thật "ám ảnh" nhằm đánh thức vô thức dậy và sử dụng"

Khi bạn chỉ ước mơ và lấy thông tin xong cho nó tuột xuống hết vô thức thì bạn sẽ có nhiều trường hợp như sau
1. Bạn biết khi nào vô thức sẽ thức dậy? không ai có thể biết được, nên rất có thể bạn "nằm mơ" cả đời mà chẳng được gì, thay vào đó ta nên học hành để sử dụng phần ta đang có và kiểm soát được là ý thức và tiềm thức

2. Nếu bạn ước mơ quá lớn và học theo kiểu cứ đưa thông tin nhiều vào não bộ để nó tuột hết xuống vô thức sau đó rồi mơ thì rất có thể bộ não bạn sẽ giải toả theo kiểu này. Có thể phần ý thức sẽ bị huỷ hoại tức là bị "điên" hay viễn tưởng-đây là điều đã xảy ra cho rất rất nhiều người. Khi ý thức đã bị huỷ hoại tức bị điên thì ta không còn biết gì, mọi ám ảnh do ước mơ cũng biến mất, lúc này nhiệm vụ vô thức đã xong. Hoặc có thể bạn tự lừa dối bản thân. Trường hợp này là vô cùng nhiều

VD: Nếu ta nghèo, hay học dở, khi gặp người khác ta luôn lo sợ họ phát hiện điều này-xấu hổ, nên vô thức giải toả bằng cách: tự lừa dối mình. Ta nói dối với người khác rằng nhà ta ở chỗ nọ chỗ kia, học cái này cái nọ... Cho nên mới có câu nói: "Ta có thể dối người chứ không thể dối mình"

Còn nhiều lắm về cách giải toả của não bộ mà Freud đã phác thảo, hình như có tới 7 cách giải toả

Và cách giải toả mà ta mong đợi nhất là cách tích cực.

VD: Gặp 1 vấn đề nào đó ta không giải quyết được, và ta bị "ám ảnh", thì nếu ta chịu học hành và có suy nghĩ tích cực, tức là ước mơ cao đẹp thì rất có thể vô thức sẽ giải toả não bộ bằng cách đưa ra lời giải cho bạn trong giấc mơ hay đâu đó...

Cho nên phần vô thức là không ai biết, nó thức dậy khi nào? Nó giải toả bằng cách nào? Bởi vậy trước hết ta cứ xử dụng phần trí tuệ mà ta kiểm soát được đó là ý thức và tiềm thức cái đã. Còn vô thức thì tính sau

Nhưng dựa trên các thiên tài, những người thành công, các hành giả... thì bạn có thể đánh thức vô thức để nó giải toả theo hướng tích cực bằng cách: Ước mơ phải lớn+ước mơ cao đẹp+ học hành liên tục