3 thg 7, 2013

Quan niệm về thế giới tâm linh




nhungnhung wrote:


Em có một thắc mắc lâu lắm rồi mà chưa tìm được lời giải đáp, đa phần đều trả lời qua loa cho xong, chưa ai giúp em hiểu cặn kẽ vấn đề cả smilie
Anh làm ơn có thể giải đáp giúp em câu hỏi này được không ạ?????
Chắc ai cũng biết đến bà Phan Thị Bích Hằng có thể nói chuyện được với người âm, có những người đầu thai xong vẫn nhớ quá khứ kiếp trước của mình,.... --> tức là có kiếp trước kiếp sau,nếu vậy thì kiếp trước sướng thì kiếp này khổ,kiếp này có thể làm người nhưng kiếp sau có thể làm trâu ngựa,người nào làm việc ác thì kiếp sau phải hứng chịu hậu quả,làm việc thiện thì kiếp sau sẽ được hưởng sung sướng.... vậy thì mọi thứ phải công bằng hết chứ ạ????tức là có thuyết "nhân quả"?????. Thực sự là em thấy rất mông lung và khó hiểu?????? smilie
Theo như anh nói: " Xã hội là không công bằng", nhưng nếu có kiếp trước kiếp sau thì mọi thứ đều công bằng hết chứ ạ???? (Em thấy khó hiểu và hơi bế tắc, híc híc smilie )
Em cảm ơn anh rất nhiều ạ!!!!!!!!.......... smilie  


Nếu anh giải thích cho em vấn đề này thì em cũng không hiểu được đâu, anh nói đơn giản thế này em có hiểu hay không thì tuỳ: cái thứ mà chúng ta gọi là tâm hồn hay linh hồn nó là một thuộc tính đặc biệt của bộ óc-đó là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào bên trong bộ óc một cách năng động và sáng tạo

Cái này anh cũng đã nói: bộ óc của em nạp vào thông tin gì thì thế giới quan của em là như thế-tin cái gì thì có cái đó. Có nghĩa là nếu em cứ xem ba cái xàm xàm về thần thánh, ma quỉ thì thế nào cũng có lúc em thấy các hiện tượng gọi là thần thánh, ma quỉ.

Còn ngược lại anh chỉ nạp vào đầu thông tin liên quan đến khoa học, cho nên anh chỉ thấy những hiện tượng mang tính chất khoa học

Cái khác biệt: anh dùng được qui luật của tự nhiên mà anh gọi nó là khoa học để thay đổi cuộc sống của mình theo hướng có lợi. Còn em thì lại sống trong 1 thế giới hỗn độn của ma quỉ, thần thánh do em tạo ra

Cho nên nếu ai có hỏi, sau khi chết đi mình đi đâu, có kiếp trước, kiếp sau hay không, thì câu trả lời: NHỮNG THỨ ĐÓ LÀ RÁC. Chết thì mọi thứ sẽ chấm hết, chấm hết ở đây là do khi chết đi thì bộ óc của chúng ta sẽ ngừng hoạt động, dẫn tới thuộc tính đặc biệt của nó là tâm hồn hay linh hồn cũng biến mất

Giống như cỗ máy tính các bạn dùng, khi các bạn nạp thông tin vào cho nó hoạt động, thì lúc này các bạn dùng nó để xem phim, nghe nhạc, học tập... nói tóm lại là nó "còn sống". Thế nhưng khi có sự trục trặc ở bên trong, như cơ sở dữ liệu bị hư hay mất... thì nó sẽ hoạt động khác, còn tệ hơn nữa là bị hư ở phần cứng như transitor, các thành phần cấu tạo nên máy tính... thì máy tính này nó sẽ "chết thôi"

Còn chuyện ma quỉ, kiếp sau... thì do người sống tự tạo ra thôi. Nói tóm lại: Con người muốn "vẽ" ra cái gì chả được, còn vì sao họ tô vẽ ra những thứ đó thì cũng có lí do của nó

1. Tôn giáo là thứ hình thành rất sớm trong lịch sử của loài người, lúc mà tri thức khoa học chưa phát triển, cho nên cứ vấn đề nào mà họ không giải thích được thì cứ gán cho đó là thần thánh, là siêu nhân

2. Vấn đề về kinh tế, quyền lực, cụ thể "cha truyền con nối". Bất cứ 1 tổ chức nào cũng có những nhóm người đứng đầu và nhóm người này là nhóm được lợi. Cho nên họ sẽ cố sống, cố chết để gìn giữ những lợi ích mà họ được hưởng-cụ thể là dù đúng hay sai không biết họ vẫn phải duy trì sự tồn tại của chúng- ở đây là các tôn giáo

3. Tương tự cho tôn giáo, bất cứ một tổ chức phi tôn giáo nào cũng như vậy, đúng hay sai họ không quan tâm đâu, cái họ quan tâm là quyền lợi mà họ được hưởng. Cho nên việc cải cách Giáo Dục thì câu hỏi đầu tiên cần phải hỏi: Những con người được hưởng lợi ích từ phương pháp cũ họ có chịu vứt bỏ quyền lợi của họ đi hay không?. Nếu họ chịu bỏ thì vấn đề đơn giản, còn không thì đừng có nói đến chuyện đúng sai, và đương nhiên có ai ngu mà chịu từ bỏ quyền lực và tiền mà chức vụ đó mang lại.

Cho nên Doremon nói thêm với các bạn ở chỗ này:

Những bất công và các căn bệnh trong bất cứ một tổ chức, xã hội nào dù cho nó là Việt Nam hay Mỹ thì cũng không bao giờ giải quyết được bởi tại vì: không phải họ ngu họ không biết mà là họ không chịu từ bỏ quyền lực và lợi ích về kinh tế mà họ được hưởng

Điều này đã kéo dài qua mấy nghìn năm lịch sử và nó lại một lần nữa khẳng định cho Thuyết Tiến Hoá của Charles Darwin: kẻ mạnh là kẻ thẳng. Cho nên muốn tồn tại trong xã hội thì các bạn chỉ có 2 lựa chọn: làm kẻ yếu để phục vụ cho kẻ mạnh hoặc làm kẻ mạnh để kẻ yếu phục vụ cho mình. Và xã hội tốt đẹp nhất mà con người có thể tìm tới được là: phải cân bằng giữa cái mạnh và cái yếu-không để kẻ mạnh nó mạnh quá và kẻ yếu nó yếu quá

Cuộc đời này cũng chỉ bao nhiêu đó cho nên Doremon chọn làm kẻ mạnh, còn các bạn thích chọn làm kẻ nào thì đó là quyền của các bạn

4. Con người cảm thấy bất lực ở thế giới này vì những vấn đề mà họ không giải quyết được như khổ sở, lo sợ... cho nên họ cần một niềm tin để sống đó là thế giới bên kia-nơi mà họ có thể hưởng thụ một cuộc đời sung sướng để bù lại cho sự khổ sở của thế giới này

5. Dùng để "răn dạy hậu thế", để người ta bớt làm việc ác nếu không muốn bị "báo ứng" ở kiếp sau. Và cái này thì Doremon đã nói: mặc dù không có kiếp sau, không có báo ứng, thế nhưng những ai muốn làm việc ác thì nên cân nhắc. Bộ óc sẽ cho các bạn thứ mà các bạn tin, cụ thể thông tin nào trội hơn trong đầu thì các bạn có cái đó

Cho nên những trường hợp như tham nhũng, hối lộ, giết người... nói chung là làm việc trái với lương tâm... thì thế nào cũng nhận hậu quả. Các bạn có thấy biết bao trường hợp làm việc ác và bị nó ám ảnh thế là phát điên, hay tự tử... nói chung là đủ loại. Còn nhẹ hơn là nhồi máu cơ tim, trầm cảm, lo sợ...

Lí do đã phân tích: Khi làm việc ác thì

-Ý thức của người đó: luôn bị ám ảm bởi việc này cho nên đụng đâu cũng sợ bị lộ, bị phát hiện, "có tật giật mình"

-Tiềm thức của người đó: bắt đầu tạo ra các phản xạ do việc lo sợ được lập đi lập lại nhiều lần như: tim đập nhanh hơn, hay mất ngủ

-Vô thức của người đó: giải quyết ám ảnh bằng cách cho họ có thứ họ bị ám ảnh-nỗi sợ hoặc phá huỷ ý thức làm cho họ bị điên

Người đó còn thải ra môi trường các thông điệp liên quan đến nỗi sợ, làm việc ác và lúc này họ kéo về phía mình các sự kiện như sau: cãi vả, tranh chấp, đánh nhau, bị pháp luật trừng trị hoặc có thể bị tai nạn gì đó

Cho nên câu nói: Gieo nhân nào gặt quả đó nó là vậy

Còn những trường hợp như: làm việc ác nhưng không bị báo ứng là do như sau:

-Một hành động được gọi là ác đều do chủ thể tự gán cho nó. Cho nên nếu ai đó đủ bản lĩnh tới mức là làm việc ác mà không cảm thấy chút cảm giác gì thì khỏi lo-đương nhiên những con người này thuộc loại hiếm

-Làm việc ác ở chỗ này nhưng tốt ở chỗ khác, như "cướp của người giàu và chia cho người nghèo"

-Còn có rất nhiều thứ chi phối nữa

Trả lời thế này em thoã mãn chưa