2 thg 7, 2013

Câu hỏi 2

gasaker wrote:

Đọc --> suy ngẫm --> đọc --> làm theo --> đọc --> chỉnh sửa lại cho đúng, mình đã và đang làm theo tất cả các bước của bạn doremon, thật sự các diễn đàn English không giúp ích cho mình là mấy cho đến khi mình đọc bài viết tâm huyết này của doremon, mình đang bắt đầu với phần Listening practice through. Mình xin phát biểu phương pháp học của mình để các bạn tham khảo, đó là học theo phuơng pháp thế này: mở từ vựng, đọc trước từ --> nghe bài học ( nghe lui nghe tới cho đến khi ko thể hiểu thêm đc nữa ) ---> đọc transcript ---> nghe lại ---> chép lại đoạn hội thoại ---> so sánh ---> lập lại bước nghe cho đến khi chép chính xác ---> tập đọc. Doremon thấy các bước của mình có thể ổn với phương pháp doremon đã trình bày không ?  


Doremon cũng chưa hiểu lắm về cách học của bạn, nhưng Doremon góp ý thế này, theo phương pháp của Doremon thì
1. Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc được
VD: Suite-từ này nếu bạn không nghe thì bạn đọc nó như thế nào? Suite phát âm giống như Sweet smilie

2. Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcript nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó ta tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc

3. Sau khi nghe và nhìn và đọc lại nhiều lần thì gần như ta đã thuộc bài văn ngắn đó, tiếp theo là tra nghĩa và học thuộc lòng-cái này dễ làm nếu bạn thực hiện tốt bước 1 và 2

4. Đọc thuộc lòng bài văn vừa học thuộc mà không nhìn vào transcript giống như học bài tiếng việt

5. Nghe lại bài văn đó mà không nhìn vào transcript nữa-nếu bạn hiểu và nghe hết được bài văn mà không để "rơi rớt" chữ nào thì lúc này nếu bạn có gặp lại (đọc bằng mắt hay nghe) cái câu trong bài văn vừa học thuộc thì bạn sẽ không cần dịch mà vẫn hiểu và bạn sẽ nhớ được cái câu, cái từ trong bài văn đó rất dai. Tiếp theo đó cứ đọc sách nhiều thì lúc này cái câu, cái từ đó sẽ in luôn vào phần tiềm thức và ta không bao giờ quên nữa (trừ khi bỏ Tiếng Anh) sau đó ta lấy lại ta dùng cho việc viết và nói của mình