3 thg 7, 2013

Tranh luận cùng Admin conmale.



conmale wrote:

"Vd: who is he? đọc y chang là who is she? vì họ đọc từ is nối với he= i she. Còn làm sao phân biệt được thì lên cao mới biết "

---> không chính xác.

who is he đọc như là: hu i-zhi nếu đọc nối. Nếu đọc bình thường thì vẫn là hu iz hi.

who is she đọc như là: hu iz shi.

Sự khác nhau nằm ở chữ "z" hay chữ "sh". Một cái là izhi, 1 cái là izshi. 


Cảm ơn anh già đã ghé qua góp ý. Xem như Doremon biết thêm được 1 cách để phân biệt, riêng Doremon không phải bào chữa cho sự thiếu xót của mình, vì học thức là có hạn, nhưng xin được trình bày thêm

Có nhiều loại Tiếng Anh, nhưng Doremon chỉ biết được 2 loại chính là: Anh và Mỹ. Trong 2 loại này thì Doremon hầu như chỉ làm quen với Tiếng Anh của Mỹ, cho nên sự thiếu sót về cách đọc cũng như cách phân biệt là không tránh khỏi, vì mặc dù cũng là Tiếng Anh, nhưng mỗi nước thì có mỗi đặc điểm riêng

Như Tiếng Mỹ thì từ can đọc y chang là can't=cannot do âm e và a là đọc rất gần nhau. Cho nên đối với Tiếng Mỹ thì những từ như man vs men, can vs can't... Doremon rất khổ sở để phân biệt được chúng nếu chỉ dựa vào cái âm. Còn Tiếng Anh thì sự phân biệt về âm lại trở nên dễ dàng...

Còn về chữ viết thì cũng tương tự như color (Mỹ) vs colour (Anh)...

Đương nhiên trên thế giới không phải chỉ tồn tại mỗi 2 loại Tiếng Anh và Tiếng Mỹ, mà còn nhiều nữa. Cho nên bạn đọc nào am hiểu nhiều thì xin tận tình góp ý, Doremon xin tiếp thu



conmale wrote:





Đặc tính của accent (thổ âm) hoàn toàn không phải là cách đọc nối. Cho dù accent có khác nhau, cách đọc nối (và đọc nuốt) cũng như nhau.

Người Việt bị kẹt khi nói và khi phát âm ở 3 điểm sau:

1. Không xác định trọng âm cho nên nói hay đọc cứ bị đều đều, phẳng lỳ. Ví dụ, chữ incredible người VN mình đọc là "in cờ rê đi bô" nhưng thật ra trọng âm nằm ở "cờ rế" cho nên phải đọc là "ìn cờ rế đi bồ".

2. Không phát âm rõ âm đuôi cho nên người bản xứ không hiểu mình nói cái gì. Ví dụ: paint (sơn) và pain (đau). Người Việt thường lờ âm đuôi "t" và "n" kia cho nên dân bản xứ không biết mình "đau" hay mình "sơn".

3. Không phát âm rõ các âm "th" (this, that, then...), "qu" (require, request...), "pr" (price, prize....) ...v..v...

Cấu trúc lưỡi hay miệng là một chuyện nhưng luyện vẫn được. Những đứa bé sang Mỹ, Úc, Anh.... từ nhỏ mặc dù sinh ở VN và có cha mẹ là người Việt vẫn phát âm chuẩn 100%. 


Những lo lắng của admin conmale hoàn toàn không có cơ sở nếu các bạn học theo phương pháp này. Doremon phải khẳng định điều này để bạn đọc hoàn toàn yên tâm, cũng như lạc quan trên con đường thành công của mình. Các bạn hãy nhớ đến kết luận 80% là niềm tin, sự hưng phấn, sự kiên trì... cho nên nếu trình bày các khó khăn ra thì các bạn đã có phần nhục chí

Đương nhiên không phải muốn bác bỏ cái gì cũng được nếu nó không có cơ sở. Và đây là cơ sở để phủ nhận các khó khăn trong việc nói mà Admin conmale đưa ra:

1. Các bạn học 3 cái phát âm mà Doremon giới thiệu thì họ cũng có hướng dẫn rất cẩn thận và nhiệm vụ của các bạn là không cần biết trọng âm nó nằm như thế nào (vì phiền phức), cái mà các bạn cần làm là ráng đọc cho giống người bản xứ là được. Đương nhiên chẳng người bản xứ nào đọc incredible là "in cờ rê đi bô" cả. Doremon nhắc lại, các bạn phải đọc cho giống họ, có nghĩa là chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống giọng, chỗ nào nhấn mạnh... từ nào, câu nào đọc rên rĩ, từ nào câu nào đọc buồn thảm... Thuận theo tự nhiên là như thế, chẳng cần nhớ những cái không đáng nhớ

2. Có rất rất là nhiều từ mà người Mỹ khi đọc ở dạng đơn thì nó có rõ âm đuôi, còn khi đọc trong 1 câu thì hoàn toàn không có, cho nên các bạn sẽ phát hiện ra được, có nhiều từ họ đọc hoàn toàn như nhau. Lúc này cái cách để các bạn phân biệt là dựa vào cái nghĩa, dựa vào các từ đi kèm với nó... và các bạn yên tâm, các bạn diễn tả thì người bản xứ họ sẽ hiểu, chẳng ai hiểu nhầm đâu mà lo, còn ta mà không muốn hiểu nhầm họ thì như đã nói

VD: pain (đau) và paint (sơn)

I'm in pain (tôi bị đau)

I'm painting (tôi đang sơn, vẽ...)

Các bạn thấy 2 câu này đọc hoàn toàn khác nhau, bởi vì nó không đứng 1 mình, mà nó còn đi kèm với những từ mà chỉ có nó mới đi được

Cao cấp hơn nữa là dựa vào ngữ cảnh, dựa vào cảm xúc người nói, dựa vào công việc họ đang làm

Như đã nói tiếng Mỹ thì can (có thể) và can't (không thể) đều đọc là cen, có những người họ cố tình đọc để ta phân biệt được thì không nói làm gì. Cho nên muốn phân biệt thì phải dựa vào tình huống

Vd: Ai đó nói I cen believe it (thì cái cen này là can't-Tôi không thể tin được), bởi vì chưa bao giờ mà Doremon gặp cái câu đó mà cen là can=có thể-cái này người bản xứ của Mỹ họ giải thích đấy nhé)

Hoặc dựa vào cảm xúc

A: Can you do it? (Câu hỏi này đọc lên giọng: cen you đù ít?: bạn có thể làm nó được không?)

B: I cen

Nếu B nói I cen mà kèm theo sự tự hào, tự tin... thì câu này là tôi có thể

Ngược lại nếu B nói I cen mà mặt buồn thiu... thì câu này là tôi không thể

Đây là 1 vài ví dụ để các bạn thấy. Có rất nhiều từ người Mỹ khi đọc trong 1 câu thì nó giống nhau, cho nên thể phân biệt được thì phải dựa vào từ đi kèm, hoàn cảnh cụ thể... Mà để làm điều này thì các bạn cứ nghe nhiều, học nhiều thì tự nhiên nó phân biệt được thôi. Cho nên chả có gì mà phải khó khăn ở đây cả

Còn trường hợp không phân biệt được, như can và can't, thì người bản xứ họ cũng giải thích, các bạn nhầm lẫn là chuyện bình thường vì họ cũng vậy, cho nên không hiểu thì cứ hỏi lại câu này:

What do you mean? Can or can not?

Lúc này họ mới nói rõ: đọc là cen not hay cen

3. Cái khó khăn số 3 như admin commale trình bày, thì Doremon có nói, các bạn luyện nhiều thì giỏi nhiều, còn không thì nó dở, nhưng yên tâm người bản xứ họ sẽ hiểu. Vì đã trình bày rồi, trong 1 câu thì còn có các từ đi kèm với nó, hoàn cảnh...


Bởi vậy không có gì là khó khăn cả đâu, cứ từ từ rồi nó phân biệt được thôi

Còn ai có cách phân biệt nào nữa thì mong các bạn đóng góp 


conmale wrote:

doremon-nobita wrote:


Những lo lắng của admin conmale hoàn toàn không có cơ sở nếu các bạn học theo phương pháp này.
 


Bạn không nên nói câu này với một người đã ở Úc 25 năm, mỗi ngày dùng tiếng Anh ít nhất là 10 tiếng và ngay cả nằm mơ cũng bằng tiếng Anh.

Đừng chủ quan và dựa vào những thứ lý thuyết để bác bỏ những nhận xét 100% thực tế. 


Có lẽ do bị ấn tượng với Admin conmale qua cuốn sách hacker 1.0, nên đối với Admin conmale thì Doremon có cảm giác thân hơn các Admin còn lại, nên nhiều khi nói không giữ lời, và Doremon nghĩ rằng Admin sẽ bỏ qua, vì dù sao Doremon cũng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu của Admin. Nếu Admin conmale có cho rằng đó là vô lễ thì Doremon xin lỗi vì không chịu giữ ý tứ.

Dù sao thì topic này được lập ra cũng với ý định giúp đỡ người khác, và Doremon chỉ làm hết mình, không có vụ lợi cũng như ý đồ gì ở đây. Bản thân Doremon đã đầu tư rất nhiều thời gian để học Tâm Lí học, nên cách làm việc cũng như cách sống đều dựa trên tri thức của nó, bởi vì tâm lí con người là quyết định tất cả, nó chi phối đến hành động, đến cách suy nghĩ... của mỗi người... và từ đó nó ảnh hưởng đến cuộc đời của họ

Bởi vậy Doremon chỉ muốn mang lại cảm giác thích thú, cũng như ham học cho mọi người... mà không hề có ý định tranh hơn tranh thua gì ở đây. Cho nên trước hết nếu nói về tri thức thì Doremon không dám bàn, vì thấy mình còn nhỏ bé. Nếu nói về câu in đậm mà Admin đã chỉ trích thì Doremon được xin lỗi Admin vì "cảm giác thân quá thì làm tới"

Tào Tháo ngày xưa khi đi hành quân, toàn bộ họ đều bị khát, thế là Tào Tháo lừa mọi người và bảo rằng phía trước có rừng mơ, thế là ai nấy cũng chảy nước dãi và chạy thẳng về phía trước. Sau khi thoát khỏi nơi cần thoát thì rừng mơ không có, nhưng mục đích mà Tào Tháo muốn đã đạt được

Phương châm của Doremon cũng như vậy. Biết rằng cuộc đời này lắm chông gai, nhưng nếu ta có mục tiêu để đi tới thì sẽ khác. Biết rằng những lời nhận xét của Admin là đúng, nhưng đối với Doremon thì cái đúng này chỉ nên cho người ta thấy khi mà họ đã đủ bản lĩnh để giải quyết, còn bây giờ nhiều khi họ còn chưa đủ trình độ, mà đã bày ra khó khăn, thì hỏi có mấy ai đủ sức leo tới đích. Một lần nữa nhắc lại, phương châm của Doremon là vậy, cho nên không có ý định vô lễ với Admin khi mà Admin đã chịu góp ý