3 thg 7, 2013

Về logic

fr33d00m wrote:
@Doremon: Em có đôi chỗ không hiểu, anh có đề cập đến việc muốn trở thành thiên tài, thì tư duy như những thiên tài, nhưng làm sao để ta có thể hiểu được thiên tài tư duy theo cách nào để học hỏi, và chắc chắn rằng điều này không hề dễ dàng ?? 


Em hỏi câu này rất hay, và em hãy nhớ lại: mọi câu hỏi đều có câu trả lời nếu ta biết cách tìm kiếm

Trên thế giới có 1 môn học gọi là NLP (Neuro-Linguistic-Programming)-Mục tiêu chính của bộ môn này là cung cấp cho con người 1 kỹ xảo vô giá-Model-Mô phỏng. Em muốn có được tài năng nào thì em chỉ cần mô phỏng con người có tài năng đó

Hiện anh đang có trong tay các công trình khoa học nghiên cứu về cách tư duy của các tiên tài, tỉ phú... và phương pháp khoa học để mô phỏng họ

Cho nên nếu em muốn thành cái gì, thì anh có thể giúp em thành cái đó, vấn đề còn lại là em có chịu kiên trì để luyện tập hay không. Sẽ có những bài viết liên quan đến vấn đề này
fr33d00m wrote:

Ngồi rảnh rỗi đọc lại 1 số bài viết của anh Doremon, thấy có đoạn này rất hay, và cũng là vấn đề mà em đang quan tâm, liệu anh Mon có thể nói rõ hơn về việc phát triển kĩ năng tư duy logic được không ạ ? 


Nếu em muốn phát triển kĩ năng tư duy logic là điều cực kì tốt, và anh cũng khuyên em là nên đầu tư mạnh vào cái này, nhưng để làm được nó thì không phải đơn giản, sắp tới anh sẽ viết những bài liên quan đến vấn đề này, và bài qua tết cũng xoáy vào nó.

Nhưng trước hết anh cũng cung cấp cho em cái nhìn toàn cảnh như sau: Ai là người đủ thẩm quyền để xác nhận 1 tư tưởng nào đó được gọi là lôgic?. Nếu em muốn tăng khả năng tư duy lôgic bằng cách làm mấy bài trắc nghiệm IQ thì anh không khuyên

Tạm thời là vầy:

Muốn trở thành thiên tài thì tư duy theo cách của thiên tài

Muốn kiếm tiền giỏi thì tư duy theo cách của tỉ phú

Muốn cảm nhận nghệ thuật tốt thì tư duy theo cách của nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ

Muốn có tầm nhìn khái quát về thế giới thì tư duy theo cách của nhà triết học
.......................

Và đương nhiên trong những nhà trên thì không có nhà nào dám gọi mình là logic, vì logic cũng có nhiều loại

Lấy ví dụ ở đây: Một thiên tài toán học thì biết cái gì về kinh tế? Một nhà logic học thì biết cái gì về nhân văn? Một nhà triết học chỉ biết những cái chung, cái tổng quát thì biết gì về cái riêng?

Cái mà anh muốn nhấn mạnh ở đây: Mỗi một nhà thì có cái "logic" riêng của họ?

Ví dụ: Nhà triết học thì hay nói trên mây trên gió, nói về những thứ trừu tượng cao siêu. Nhà toán học thì khô khan với các định lí toán học. Nhà thơ, hoạ sĩ thì mơ mộng trên trời. Nhà kinh tế học thì suốt ngày nói chuyện tiền bạc. Nhà xã hội học, chính trị, tâm lí... cũng có cái nhìn riêng của họ...

Thế nhưng cuộc sống này chúng ta nên nhìn nó theo góc nhìn của nhà nào? Em có đọc truyện thầy bói xem voi chưa? Chắc là đọc rồi, mỗi 1 ông thì sờ được 1 bộ phận của con voi và cho rằng mình đã sờ được toàn bộ tổng thể của con voi

Tương tự cuộc đời này cũng vậy, mỗi 1 chúng ta như thầy bói xem voi chỉ "sờ" được 1 phần của thế giới, thế nhưng người ta lại cứ cho rằng mình "thấy" được tổng thể của thế giới. Cho nên dù anh có học rộng hiểu nhiều đến mấy thì cũng biết được "sự dốt nát" của mình, bởi vậy xuyên suốt topic em luôn thấy câu: chúng ta nên tôn trọng lẫn nhau-đường ai nấy đi là tốt nhất

Ngược lại chúng ta hay bắt gặp những cuộc tranh luận như sau: nhà nào cũng cho rằng mình đúng và cái này chắc có lẽ khỏi cần bàn

Riêng anh đưa ra cho em mấy thứ sau: em xem thử mình cần cái nào

1. Có logic của nhà triết học để có được tầm nhìn chung về thế giới

2. Có logic của nhà Xã hội học để hiểu được sự phân tầng cũng như các mối quan hệ trong xã hội

3. Có logic của nhà Tâm Lí học để hiểu tâm lí của con người, từ đó sự tương tác giữa người với người sẽ trở nên dễ dàng

4. Có logic của nhà Kinh Tế học để biết cách kiếm tiền nuôi sống bản thân

5. Có lôgic của nhà thơ, nhạc sĩ để cảm nhận được nghệ thuật, ý nghĩa cuộc đời

6. Có logic của nhà Toán học để phân bổ và sắp xếp hài hoà các logic trên

Nếu em thiếu 1 trong các yếu tố trên thì thực sự cuộc đời của em sẽ rất "đau não", bởi vì nếu em có giỏi dang đến mấy, có thành thiên tài toán học... nhưng nếu không biết cách kiếm tiền thì suốt đời em phải nghèo khổ

Nếu thiếu khả năng cảm thụ nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ... thì con người ta chỉ còn là cỗ máy, chẳng khác nào robot

Nếu thiếu Tâm lí học thì cuộc sống của em sẽ "đầy sóng gió" bởi vì em sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp cũng như tạo ra các mối quan hệ đáng tin cậy...

Nếu thiếu mảng Xã hội học thì nhiều khi em lại tự "chuốc vạ vào thân", bởi vì mỗi 1 địa vị xã hội thì có vai trò tương ứng với nó. Cho nên nhiều người chỉ thấy được cái địa vị ngon mà không thấy được cái vai trò, sau khi lên ngồi vào cái ghế cao thì mới nhức đầu và lúc này "đâm lao thì phải theo lao"

.........................

Trong những thứ trên thì dựa trên khả năng hiểu biết có hạn của anh thì em cần đầu tư mạnh vào 2 loại này: Logic học và khả năng cảm thụ nghệ thuật-đây là 2 chiếc chìa khoá để em mở ra mọi cách cửa. Để phát triển 2 thứ này thì em cần đọc các loại sách sau:

1. Các tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại-tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật

2. Đọc sách thám tử-người có khả năng xâu những sự kiện riêng lẽ thành 1 chuỗi sự kiện theo 1 quá trình logic

3. Đọc sách binh pháp-mục tiêu là để lấy được tầm nhìn của những người đứng trên vạn người, anh đề nghị nếu có điều kiện em tìm đọc 3 con người sau: Quản Trọng Phụ hay Quản Di Ngô- (giai đoạn Xuân Thu của Trung Quốc), con người này cực kì tài năng, ông ta có khả năng không cần đánh mà cũng thắng, không cần giao tranh mà vẫn khiến đối phương khuất phục, và tầm nhìn của con người này cực kì rộng. Tào Tháo-Đừng nhầm với Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo thật sự trong lịch sử rất giỏi-đọc để lấy thêm tính cách của con người này. Napoleon Bonaparte-đọc để học hỏi khả năng lãnh đạo của con người này

4. Đầu tư học môn logic học

Nếu em cho rằng anh liệt kê ra nhiều thứ quá, thì em không cần phải học nhiều. Nhưng đây là cái giá của nó: Nếu em học rộng hiểu nhiều thì em sẽ biết nguyên nhân của cái khổ từ đâu mà ra, cái sung sướng hạnh phúc từ đâu mà có, hiểu được điều này rồi thì em muốn có 1 cuộc sống hạnh phúc thì chẳng có gì khó khăn. Còn không hiểu được nó thì suốt cuộc đời của em cho tới khi chết, anh tin rằng em vẫn còn loay hoay với câu hỏi: Làm người sao khổ quá?

Và những người đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn còn hỏi câu này: Làm người sao khổ quá? Là những người không bao giờ chịu trả 1 cái giá đế biết câu trả lời