5 thg 7, 2013

Phương pháp tư duy giải quyết khó khăn phần II

Phạm trù cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

Như Doremon đã nói có những từ hoặc cụm từ đặc biệt mà các bạn cần phải hiểu cho được ý nghĩa của nó và một trong số đó là cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

Trước hết Doremon nhắc lại vấn đề khái niệm. Việc một khái niệm nào đó được mở rộng tới tối đa thì nó được gọi là phạm trù. Có nghĩa phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định

Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà nó còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng trong các quá trình riêng lẻ

ví dụ: cái bàn, cái ghế là cái riêng. Thế nhưng giữa cái bàn và cái ghế này lại có những đặc điểm chung như được làm từ gỗ...

Tương tự cho mỗi con người chúng ta thì tất cả mọi người đều là những cá thể riêng biệt, thế nhưng tất cả đều là người, cũng có những hoạt động như nhau như ăn uống, sinh hoạt

Doremon chú ý: đừng nên xem thường những phạm trù mà Doremon trình bày, mặc dù nó đơn giản ai cũng biết, nhưng hiểu được nó thật sự và biết ứng dụng thì các bạn mới thấy được tác dụng khủng khiếp

Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng kết cấu vật chất khác

Có nghĩa cái đơn nhất là bộ phận nhỏ của cái riêng, nó chính là thuộc tính còn lại của các riêng khi đã loại bỏ đi những thuộc tính chung

Lấy ví dụ: cho 3 con người riêng biệt A, B, C. Ba người này được gọi là cái riêng

Giữa 3 người này sẽ tồn tại cái chung như cùng sở thích, cùng đam mê...: những đặc tính như thế được gọi là cái chung của 3 con người này

Thế nhưng giả sử con người A lại có những đặc tính riêng biệt mà B và C không có thì đặc tính đó gọi là cái đơn nhất

Mối quan hệ giữa chúng như sau:

-Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng nó mới biểu hiện được sự tồn tại của mình. Ví dụ như cây cam, cây xoài là những cái riêng thế nhưng nhờ sự tồn tại của 2 cái cây này thì cái chung nó mới tồn tại đó là giữa 2 cái cây đó đều có điểm chung là thân, cây, cành.

-Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, có nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại độc lập tuyệt đối, không có liên hệ gì với cái chung. Ví dụ như trường hợp cây cam nó là cái riêng, thế nhưng cây cam này bắt buộc nó phải có điểm chung với một cái cây nào đó. Nói cho dễ hiểu thì: không có người nào cô đơn-luôn tồn tại người có điểm chung với họ

Có nghĩa là bất cứ một sự vật nào từ con người cho tới tập đoàn, tổ chức... thì những cá thể riêng biệt này luôn có những đặc điểm chung với những cá thể riêng biệt khác, không chung ở chỗ này thì chung ở chỗ khác.
Cho nên ai đó nói rằng mình cô đơn là các bạn nhầm, bởi vì qui luật cái chung và cái riêng nó thông báo cho các bạn biết: chắc chắn tồn tại con người có điểm chung với các bạn

Các bạn thấy được ứng dụng chưa? Chưa thì Doremon sẽ cho các bạn thấy sau

-Cái riêng là cái toàn bộ, nó phong phú hơn cái chung bởi vì ngoài đặc điểm chung mà cái riêng nào cũng có thì nó còn có cái đơn nhất của riêng nó

Như ví dụ đã nói về 3 con người riêng lẻ A,B ,C. Từng cá thể A, B, C là cái toàn bộ, mỗi một cá thể như A chẳng hạn thì nó chứa trong mình 2 thứ sau: cái chung với B, C và cái đơn nhất chỉ mình nó có

-Cái chung là cái bộ phận nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng, bởi vì nó chứa đựng những thuộc tính, những đặc điểm mà bất cứ cái riêng nào cũng phải có. Cho nên cái chung nó gắn liền với cái bản chất, qui luật

-Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Có nghĩa là cái đơn nhất là thuộc tính đặc biệt của cái riêng mà chỉ mình nó có, sau đó thuộc tính này nếu phù hợp thì nó sẽ phát triển để trở thành cái chung, và tương tự cho cái chung nếu nó không phù hợp thì nó sẽ bị tiêu diệt và dần dần trở thành cái đơn nhất

Ví dụ: cho 5 con người A, B, C, D, E. Giữa 5 con người riêng biệt này đều tồn tại những đặc điểm chung nhất định như cùng là sinh viên

Thế nhưng con người A lại có cái đơn nhất tức là không ai có thứ này như cậu ta rất chăm học. Nếu như đức tính chăm học này nó phát triển có nghĩa là B,C,D,E vì lí do gì đó mà lại chăm học giống như A thì lúc này đức tính chăm học của A lại phát triển thành cái chung. Tương tự cho trường hợp cái chung nào đó không còn tồn tại mà lại trở thành cái đơn nhất như A,B,C,D đã tốt nghiệp, còn E lại tiếp tục là sinh viên

Doremon phân tích một vài ứng dụng cho các bạn thấy

Đó là những phần tử riêng lẻ qui tụ lại thành 1 tổ chức bởi tại vì họ có điểm chung. Có nghĩa là cơ sở để bất cứ một tổ chức hay tập đoàn hay đảng phái nào tồn tại cũng đều tại vì họ có cái chung.

Lấy ví dụ như HVA. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như các bạn làm cho cái chung này nó thay đổi?

Như trường hợp 2 vợ chồng-nếu cái chung giữa 2 vợ chồng này tăng lên thì họ sẽ càng hạnh phúc, và ngược lại nếu nó giảm đi thì việc li dị chắc cũng sắp xảy ra

Doremon có đọc trong 1 cuốn Binh Pháp về kế li gián như sau: Vào giai đoạn Tần Thuỷ Hoàng thống trị thì các nước lân bang liền liên kết lại để chống bạo Tần, Tần Thuỷ Hoàng hỏi 1 viên quan (rất tiếc Doremon không nhớ tên ông này là ai) về việc này

Viên quan trả lời: nếu một bầy chó đói cùng nhìn thấy cục xương thì như thế nào?

Sau đó viên quan này đi thi hành nhiệm vụ: ông ta chở 1 xe vàng tới nơi mà các nước liên hiệp chống Tần, và bảo họ lấy xe vàng này về và quên đi chuyện đánh Tần. Thế nhưng ông ta lại không nói rõ rằng xe vàng này cho nước nào

Kết quả: bọn họ lại quay sang đánh nhau để giành xe vàng về quên đi chuyện đánh Tần

Các bạn thấy được vấn đề hay không? Mặc dù câu chuyện Doremon kể lại nó không đúng nguyên văn thế nhưng cái thứ mà Doremon muốn truyền đạt: chỉ cần làm cho tổ chức mất đi cái chung thì nó sẽ tự giải tán

Trường hợp này vị viên quan đã làm cho họ quên đi mục đích chung là đánh Tần và còn tạo ra xung đột là giành xe vàng

Lấy ví dụ như Việt Vương Câu Tiễn-người nếm mật nằm gai. Dưới trướng của ông ta có một nhân vật đã theo ông ta trong giai đoạn mất nước và chịu cực khổ, đến khi Việt Vương Câu Tiễn thành công-là bá chủ cuối cùng của thời Xuân Thu Chiến Quốc, thì người có công lớn nhất này ông ta liền xin Việt Vương Câu Tiễn về quê để kinh doanh và sống qua ngày

Những viên quan khác họ liền bảo ông ta là ngu, tại sao lại không chịu cùng hưởng thụ vinh hoa phú quí

Người này trả lời (rất tiếc Doremon lại không nhớ được tên ông ta, ông này rất giỏi): Việt Vương Câu Tiễn là hạng người có hoạ cùng chịu thế nhưng có phúc thì không cùng hướng

Có nghĩa: Việt Vương Câu Tiễn cùng với các quần thần sẽ có điểm chung là có hoạ cùng chịu-giai đoạn này thì tình thân như thủ túc, anh em có nhau. Thế nhưng ngược lại khi ông ta thành công thì ông ta lại là có phúc thì không cùng hướng

Cho nên nhân vật xin về quê ông ta biết đều này, còn những người còn lại không biết. Thế lại sau khi Việt Vương Câu Tiễn thành công là bá chủ thì mấy tháng sau ông ta giết toàn bộ những người có công lớn nhất với ông ta-những người tình thân như thủ túc trong giai đoạn hoạn nạn

Một lần nữa các bạn thấy được cái gì chưa? Có rất nhiều gia đình khi nghèo khổ thì vợ chồng có nhau, thương nhau hết lòng. Đến khi giàu lên thì hạnh phúc nó cũng biến mất. Lúc này những người trong cuộc mới hỏi: Tại sao khi nghèo thì hạnh phúc còn khi giàu lên thì mất hạnh phúc?

Thông qua bài viết này các bạn đã biết được vấn đề bởi vì họ đã mất đi cái chung. Rất có thể khi giàu lên thì vợ hoặc chồng bắt đầu học ăn chơi...nói chung là thay đổi tính cách... từ đó dẫn đến không hoà hợp hay cụ thể là không còn cái chung

Cho nên những ai đọc được bài viết của Doremon thì các bạn phải biết ứng dụng

1. Nếu muốn mối quan hệ nào đó của mình bền vững và hạnh phúc dù cho đó có là cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè... thì bắt buộc các bạn phải gìn giữ cái chung và phát triển cái chung. Và ngược lại nếu như các bạn thay đổi theo hướng nào đó mà không gìn giữ cái chung thì mối quan hệ này tan biến

Doremon nói như thế để các bạn khỏi bị "shock" khi sự việc xảy ra, có nghĩa các bạn sẽ biết trước tương lai như Doremon thay đổi theo hướng là tiến về nhóm giàu, người có ước mơ... dẫn tới việc mất đi bạn bè, người thân... thế nhưng Doremon đã biết trước sự việc này nên chẳng có gì phiền lòng cả. Vì Doremon đã cố tình phá vỡ cái chung giữa mình với nhóm nghèo, rên rĩ và dốt

Có nghĩa nếu như người nghèo, người dốt, người rên rĩ họ gặp Doremon họ sẽ ghét-ghét bởi cách ứng xử, cách ăn nói...bởi tại vì Doremon cũng đâu ưa gì họ

Cái khác biệt giữa Doremon và các bạn: Doremon kiểm soát được toàn bộ sự thay đổi, có nghĩa là những thay đổi về mối quan hệ... thì cũng đều do Doremon làm chủ, Doremon muốn nó thay đổi như thế nào thì nó như thế đó. Mối nó phát triển bền vững hơn thì tìm cách phát triển và tìm ra cái chung. Muốn chấm dứt nó thì xoá bỏ cái chung là xong

2. Tương tự cho các tổ chức khác là đảng phái, tôn giáo, đất nước, công ty... các bạn muốn nó mạnh lên hay yếu đi thì đều nằm trong tầm tay của các bạn

Phạm trù Bản chất và Hiện tượng

Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong của sự vật, nó qui định sự vận động và phát triển của sự vật

Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất

Phạm trù bản chất gần với phạm trù cái chung nhưng chúng không phải là một. Bởi vì có những cái chung là cái bản chất, còn có những cái chung thì không phải là cái bản chất.

Phạm trù bản chất cũng gần với phạm trù qui luật nhưng chúng không giống nhau bởi vì mỗi một qui luật thì biểu hiện một mặt hay một khía cạnh nào đó của bản chất, còn bản chất là tổng hợp của nhiều qui luật

Vì không đi sâu vào cho nên các bạn cứ tạm chấp nhận cái chung với bản chất với qui luật là như nhau cho dễ hiểu

Còn hiện tượng thì các bạn cứ hình dung nó gần như cái riêng

Doremon cung cấp thêm cho các bạn 2 phạm trù bản chất và hiện tượng nhưng không phân tích vì thấy không cần thiết, mục đích chỉ để nhắn nhủ với các bạn điều này

1. Cái thứ mà các bạn cần quan tâm nếu như các bạn muốn thành thiên tài trong 1 thời gian ngắn nhất và sống hạnh phúc nhất thì đó là cái bản chất của vấn đề hay cái chung. Bởi vì cái bản chất bên trong mới là cái mà chỉ có thiên tài thấy được, còn người bình thường thì chỉ thấy cái bên ngoài hay các hiện tượng riêng lẽ

Doremon lấy ví dụ đó là người bình thường họ chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện riêng lẽ và họ thật sự cũng chỉ thấy được bao nhiêu đó. Vì cái này là cái đơn giản như chứng kiến việc gia đình tan nát chẳng hạn, người bình thường họ có thể thấy 100 gia đình tan nát và họ không học được chút gì

Trái lại thì thiên tài họ cũng thấy 100 gia đình tan nát nhưng họ thấy được cái thứ bên trong hay cái chung, cái bản chất. Có nghĩa là họ thấy được giữa 100 gia đình tan nát này đều có điểm chung đó là người chồng nghiện rượu và từ đó họ rút ra bài học: nếu nghiện rượu thì xác xuất để gia đình tan nát là cực kì lớn. Vì sao? Vì đây là cái chung giữa 100 gia đình tan nát, nếu như các bạn có cái chung này thì các bạn cũng sẽ gia nhập vào hàng ngũ gia đình tan nát thôi

Các bạn nhận thức được vấn đề chưa?

Có nghĩa là giữa hàng loạt các sự kiện riêng lẻ đang xảy ra xung quanh các bạn thì bọn chúng luôn được xâu chuỗi bởi 1 sợi xích, và sợi xích này là cái chung hay cái bản chất giữa hàng loạt các sự kiện riêng lẻ. Chỉ cần các bạn phát hiện ra được sợi xích này thì đồng nghĩa với việc các bạn "nắm đầu" được nó, hay nói cách khác là các bạn có thể dự đoán tương lai... rất là nhiều thứ

Để phát hiện ra sợi xích "vô hình" giữa các sự kiên riêng lẻ thì nó đòi hỏi các bạn phải biết tư duy-và đây là chỗ mà Doremon đã nói: ranh giới giữa thiên tài và người thường là vậy

Thiên tài họ thấy được thứ phần đông nhân loại không thấy bởi thứ này chỉ có thể thấy được bằng tư duy hay cụ thể là tư duy lí tính chứ không thể thấy bằng 5 cơ quan cảm giác

Doremon lấy ví dụ như thế này, Doremon thường hay khuyên các bạn là cách xa người dốt bởi hạng người này rất nguy hiểm và phiền phức. Rất có thể các bạn không tin bởi vì họ cũng lịch sự, cũng tươi cười, cũng vui vẻ...nhưng những biểu hiện và cảm xúc đó chỉ là lúc vui thôi, tức điều kiện thuận lợi tốt đẹp-lúc này ai chả vui

Thế nhưng khi khó khăn tới hay ăn uống bê tha thì cái ngu của họ như sau: họ có thể gào thét, cãi vã đánh nhau, chửi bậy, chửi bạ, làm phiền người khác... Tóm lại rất là "đau não"

Những người có học thức thực sự thì họ không vậy, dù cho có khó khăn, có cái gì thì họ cũng hành xử rất điềm đạm, từ tốn.. nói tóm lại là thể hiện người có văn hoá

Cái bản chất của người dốt là vậy. Cho nên ai chơi với người dốt là các bạn đang mang trong mình cái bom nổ chậm và không sớm thì muộn nó cũng nổ thôi, thế nhưng nồi nào thì vung nấy, các bạn muốn đứng ngang hàng với những người có văn hoá, học thức thì các bạn cũng phải như họ

Doremon lấy ví dụ tiếp về hiện tượng lạm phát trong Kinh Tế học, đối với những người bình thường thì khi kinh tế suy thoái các bạn lại hoảng hốt lo sợ. Thế nhưng nếu các bạn phát hiện ra bản chất của vấn đề thì lo sợ cái gì? Bởi vì hiện tượng lạm phát là rất đổi bình thường, có nghĩa là sớm thì muộn gì nó cũng tới, nền Kinh tế vững mạnh thì nó tới lâu và qua mau, tức là thiệt hại nó ít và ngược lại

Hơn nữa khi các bạn biết được bài Hai mặt đối lập thì khi khó khăn tới cơ hội cũng tới theo. Doremon cung cấp cho các bạn thêm thông tin: Có rất nhiều người làm giàu khi nền kinh tế đi xuống và suy thoái. Còn làm giàu bằng cách nào khi nền kinh tế tệ hại thì sau này Doremon sẽ chỉ

Có nghĩa là những nhân vật có bộ óc tinh vi thì họ có thể làm giàu trong cả hai trường hợp: kinh tế đi lên và đi xuống

Doremon giới thiệu cho các bạn 1 nhân vật mà Doremon rất ngưỡng mộ đó là Lou Simpson-ít ai biết đến ông ta. Lou Simpson là người thua Warren Buffett mấy tuổi và làm việc cho Warren Buffett. Tài năng của Lou Simpson được giới chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư và cả Warren Buffett thừa nhận là ngang hoặc hơn Warren Buffett

Thế nhưng ít ai biết đến con người này, mặc dù Lou Simpson xứng đáng được thừa nhận danh hiệu "Huyền thoại đầu tư" như Warren Buffett. Lou Simpson đặc biệt ở chỗ đó là ông ta sinh ra chỉ để đọc sách, nếu ngày bận làm việc thì ông ta đọc sách khoảng 8h/ ngày. Còn ngày rãnh thì ông ta đọc 16h/ngày. Có nghĩa là ông ta đọc đủ mọi thứ thế nhưng ông ta lại không viết bất cứ cái gì

Ông ta không cần danh vọng, không muốn tặng thưởng cái gì... Nói tóm lại con người này gần như cách xa trần thế. Nơi làm việc của ông ta là trên đỉnh núi San Diego, với không khí thoát mát, thư viện sách, cách xa dân cư

Theo các bạn người như thế này thì biết gì về đầu tư? Vì những nhà đầu tư họ phải tham khảo số liệu thực tế tì trị trường, chính khoán... Cái mà Doremon muốn nhấn mạnh là vậy: ông ta đọc toàn bộ các số liệu mà nhân viên dưới quyền chuyển cho ông ta, sau đó ông ta tìm ra bản chất của vấn đề. Và sự việc xong, vì khi biết được bản chất-là cái ít biến đổi thì lúc này ông ta không cần quan tâm tới cái gì nữa

Ví dụ: sau khi ông ta phân tích số liệu về 1 công ty nào đó và ông ta biết được rằng trong vòng 10 năm tới thì công ty này vẫn phát triển mạnh, cho nên ông ta đầu tư vào nó và không cần quan tâm đến nữa. Giả sử 1 hay 2 năm đầu công ty thua lỗ hay bị gì đó... thì ông ta cũng không đếm xỉa thay vì như người khác lúc nào cũng lo sợ và túc trực xem giá cổ phiếu, bởi vì ông ta biết được rằng bản chất của công ty đó là sẽ phát triển mạnh

Quay lại vấn đề về người dốt, dù cho họ có vui vẻ đi nữa hay gì đi nữa thì Doremon cũng cách xa vì đó là cái bản chất của họ

Một lần nữa Doremon hỏi lại: các bạn có nhận thức được vấn đề hay không? Các bạn không nên phí thời gian để đi quan tâm và theo dõi hàng loạt các sự kiện riêng lẻ, để rồi sau đó chết chìm trong hàng đống thông tin, thay vào đó hãy quan tâm tới cái bản chất, cái cốt lõi của vấn đề

Cho nên thiên tài họ không biết nhiều như người khác đâu, nhưng họ hơn người thường là họ biết được cái bản chất-cái quyết định nó là nó

Còn người thường thì hầu như cái gì cũng biết nhưng thật ra chẳng biết gì cả


Phương pháp Lịch sử và Logic

Lịch sử là một phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển và diệt vong của sự vật

Logic thì gồm có 2 loại: logic khách quan và logic tư duy

Logic khách quan dùng để chỉ tính tất nhiên, tính qui luật của tự nhiên, như quả táo đã rơi thì phải trên cây rớt xuống đất

Logic tư duy thì dùng để chỉ trật tự của các tư tưởng, đó là sự tái tạo thế giới khách quan bên ngoài vào bên trong bộ óc theo những mối liên hệ nhất định

Và thuật ngữ Logic được dùng trong bài viết là ám chỉ cho Logic tư duy

Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận tiền đề: Lịch sử là tính thứ nhất còn Logic là tính thứ hai, logic đó là sự phản ánh của lịch sử, do đó logic phải phù hợp và phục tùng lịch sử chứ không phải là ngược lại

Doremon lấy ví dụ để các bạn nhận thức được vấn đề. Nói rằng Lịch sử là tính thứ nhất có nghĩa là:

-Lịch sử hay thực tiễn xã hội nó là thước đo cho việc đúng sai

-Tư duy hay logic phải xuất phát từ lịch sử

Nói Logic là tính thứ hai có nghĩa là:

-Logic là cái đến sau

-Nó là sự phản ánh của lịch sử

Quay lại vấn đề về công bằng và không công bằng. Lịch sử đã chứng minh qua mấy nghìn năm là xã hội không công bằng cho nên bắt buộc các bạn phải thừa nhận nó là đúng. Còn những ai thừa nhận xã hội công bằng là do các bạn bị nhồi não, có nghĩa các bạn xuất phát từ tư duy, từ logic, từ những học thuyết hay các giáo lý về công bằng, về tình thương đồng loại...

Vấn đề là ở chỗ đó: dù cho các bạn có tư duy sắc xảo đến mấy, có hùng biện giỏi đến mấy, có logic đến mấy thì đó cũng chỉ là láo toét và nguỵ biện. Bởi vì các bạn cho rằng xã hội công bằng thì điều này chỉ đúng trong suy nghĩ của các bạn, còn thực tế là sai bét

Có nghĩa là: thước đo đúng sai nó phải là thực tiễn xã hội, là lịch sử của sự vật chứ không phải là tư duy logic của con người

Cho nên cái các bạn cần học ở phương pháp này đó là các bạn phải lấy lịch sử hay thực tiễn làm chuẩn và "gò" tư duy logic theo nó, chứ không phải các bạn tư duy theo kiểu của ai đó rồi lại bắt lịch sử hay thực tiễn nó theo tư duy của các bạn

Lấy ví dụ cho việc kiếm tiền, thực tiễn hay lịch sử đã chứng mình là chỉ có nhóm Business Owner và Investor mới là nhóm giàu, cho nên nếu các bạn cho rằng việc đi học kiếm tấm bằng là để làm giàu hay vì lí do gì đó... thì cũng là nguỵ biện và láo toét, bởi vì có hàng đống Giáo Sư họ vẫn nghèo

Thà các bạn cho rằng các bạn đi học để lấy tấm bằng để đi làm thuê để làm người nghèo thì điều này đúng. Còn cho rằng đi học lấy bằng cao sau đó đi làm thuê để làm giàu là tầm bậy

Thà cho rằng đi học là để lấy tấm bằng, để có kiến thức, để làm Business Owner và Investor và để làm giàu là đúng

Có nghĩa là dù các bạn có đi học hay không, nếu các bạn muốn giàu thì các bạn phải làm Business Owner và Investor-điều này là đúng

Mối quan hệ giữa Lịch sử và Logic là ở chỗ:

-Lịch sử nó phát triển theo những bước quanh co, có những bước thăm trầm

-Logic sau khi "tái tạo" lịch sử của sự vật khách quan vào trong bộ óc thì lúc này ta có thể loại bỏ những cái ngẫu nhiên, bề ngoài... để nắm lấy cái bản chất của lịch sử từ đó dự đoán được tương lai và đưa ra các quyết định chính xác

Doremon chỉ trình bày cơ bản thôi có nghĩa là quá trình tư duy của các bạn nó phải như sau:

1. Đọc các tư liệu lịch sử hay các bằng chứng thực nghiệm hay những hiện tượng xã hội

2. Dùng tư duy của mình để tìm ra cái bản chất, cái cốt lõi của vấn đề

3. Dùng nó để thay đổi tương lai của mình

Ví dụ như Doremon biết được bản chất của xã hội là không công bằng, và bản chất này Doremon phải dùng tư duy của mình để rút ra, bởi vì nếu như các bạn chỉ nhìn thấy những phần nổi hoặc bề ngoài của xã hội thì các bạn sẽ không phát hiện ra. Khi phát hiện ra thì Doremon muốn sung sướng chỉ còn cách là làm kẻ mạnh

Doremon nói thêm về công bằng với không công bằng để các bạn khỏi thắc mắc, bởi vì Doremon cũng nói là cần tạo ra sự công bằng trong xã hội. Cái Doremon muốn nhấn mạnh và cũng đang làm đó là cho các bạn công bằng, bằng cách cung cấp toàn bộ công cụ để các bạn có được tài năng nhanh nhất-công bằng là vậy ai cũng có cơ hội

Còn không công bằng là khi các bạn đã tốn công sức để có tài, có tiền thì cuộc sống các bạn nó sẽ khác, sẽ ăn ngon, mặc đẹp, có người hầu kẻ hạ nếu muốn... tóm lại là có người phục vụ cho mình, được hưởng thụ những thứ tốt đẹp nhất mà người khác có muốn cũng không được

Ví dụ tiếp theo như vấn đề địa vị xã hội và vai trò xã hội. Nhiều người không chịu nghiên cứu lịch sử, không biết được rằng khi mình lên ngồi địa vị cao thì vai trò của mình nó cũng khác, dẫn tới mình sẽ đi vào một khuôn khổ mới... cho nên họ ham cái địa vị, dẫn tới khi leo lên địa vị cao rồi thì cảm thấy áp lực, bị tù túng...

Doremon vì học Xã hội học nên biết điều này và từ đó Doremon cảm thấy rằng mình không chịu được nếu phải sống như thế và kết quả: Doremon không muốn địa vị cao

Tóm lại: Lịch sử và Logic luôn thống nhất với nhau. Lịch sử mà không có Logic thì rơi vào mù quáng giữa hàng đống các sự kiện riêng lẽ, không có phương hướng. Còn Logic mà không có lịch sử thì rơi vào chủ quan, không có đối tượng

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ thành từng bộ phận riêng lẽ để đi sâu vào nhận thức các bộ phận đó

Tổng hợp là phương pháp liên kết thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức toàn bộ

Trong hiện thực khách quan bao giờ cũng tồn tại cái bộ phận và cái toàn bộ. Cho nên phương pháp phân tích và tổng hợp đó là việc mổ xẻ đi sâu vào vấn đề để cải thiện nó một cách tốt nhất

Doremon lấy ví dụ cho dễ hiểu, như bài viết về niềm tin thì Doremon đã cung cấp cho các bạn là số phận các bạn do 5 yếu tố sau gây ra

1. Chất lượng thông tin đầu vào

2. Khả năng tái tạo và xử lí thông tin của bộ óc

3. Chất lượng thông tin đầu ra

4. Sự ám ảnh

5. Sự kiên trì

Năm yếu tố này được xem là cái toàn bộ và bây giờ muốn cải thiện cái toàn bộ này, cụ thể để giúp các bạn thành thiên tài trong 1 thời gian ngắn nhất thì Doremon đã tiến hành mổ xẻ cái toàn bộ này ra. Cụ thể mổ xẻ nó ra thành 5 mảnh nhỏ, sau đó Doremon sẽ phân tích 5 mảnh nhỏ này một cách sâu hơn nữa để từ đó cải thiện hiệu suất...

Việc làm như thế được gọi là phân tích. Thậm chí trong bài viết này Doremon cũng tiến hành mổ xẻ liên tục các vấn đề, mục đích cũng chỉ để: tìm cho ra thành phần nhỏ nhất có ảnh hưởng mạnh nhất lên toàn bộ hệ thống và sau đó là cải thiện nó

Tương tự trong bất cứ một tổ chức nào, lấy ví dụ như công ty. Nếu như công ty yếu kém thì lúc này người đứng đầu phải tiến hành phân tích để mổ xẻ toàn bộ ra xem thử nó yếu kém chỗ nào để cải thiện chỗ đó

Còn mục đích của việc tổng hợp là để cho các bạn thấy được cái chung, cái toàn bộ-lúc này mới tiến hành mổ xẻ được

Lấy ví dụ về công ty. Giám đốc muốn biết được trong công ty mình ai là kẻ tệ nhất thì trước hết ông ta phải biết được trong công ty mình có bao nhiêu người-có nghĩa là ông ta phải nắm được cái toàn bộ-cái tổng thể của vấn đề

Do vậy phân tích và tổng hợp là hai phương pháp thống nhất lẫn nhau. Tổng hợp sẽ khiến cho chúng ta nhìn nhận được cái chung, cái tổng thể của vấn đề, còn phân tích sẽ giúp chúng ta đi sâu mổ xẻ từng bộ phận

Phương pháp qui nạp và diễn dịch

Qui nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn

Còn diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung nhiều đến tri thức chung ít

Qui nạp và diễn dịch đều dẫn tới tri thức mới, từ cái biết rồi để tìm ra cái chưa biết

Qui nạp là quá trình rút ra nguyên lí chung từ việc quan sát các sự kiện riêng lẻ và để dùng được qui nạp thì các sự kiện phải được lặp đi lặp lại

Diễn dịch thì nó lộn ngược lại với qui nạp, đó là từ việc các bạn biết được cái chung hay qui luật chung từ đó đem áp dụng xuống cho từng thành phần

Lấy ví dụ:

4 chia hết cho 2

6 chia hết cho 2

8 chia hết cho 2

Từ việc lập đi lập lại này thì các bạn sẽ dùng qui nạp để tìm ra qui luật chung đó là: số chẵn chia hết cho 2-đương nhiên cái này nó cần được chứng mình bằng toán học. Từ qui luật chung này thì các bạn đem ứng dụng lộn ngược lại như số 64-số này là số chẵn cho nên nó chia hết cho 2

Lấy ví dụ như bài viết về niềm tin, để ra đời bài viết này thì Doremon đã dùng phương pháp qui nạp và diễn dịch, đó là trong quá trình đọc sách thì Doremon phát hiện ra có một số người họ dùng được "phép màu" để thay đổi cuộc sống, và Doremon lại tiếp tục phát hiện ra không chỉ một người mà rất nhiều người, thậm chí ở rất nhiều lĩnh vực như Khoa học lẫn Tôn Giáo...

Từ đó Doremon đi đến kết luận: có một qui luật chung nó chi phối sự vận động của "phép màu" và qui luật này Doremon đã tìm ra và cung cấp cho các bạn, để rồi từ đó các bạn có thể ứng dụng được: đó là bất kì ai cũng dùng được phép màu nếu làm đúng cách như Doremon đã chỉ


Phương pháp truy vấn của Socrates

Nếu các bạn theo dõi toàn bộ topic thì các bạn phát hiện ra rằng: Doremon đặt ra rất nhiều câu hỏi. Và phương pháp này là của nhà triết học Socrates, nó còn được gọi là "Nghệ thuật đỡ đẻ tinh thần"-đây là công cụ tư duy số 1 của thiên tài-họ luôn xuất phát những vấn đề mà họ cần giải quyết bằng những câu hỏi

Để luyện tập phương pháp này thì Doremon không đủ khả năng giúp các bạn mà các bạn phải đọc tác phẩm của Platon-học trò của Socrates.

Doremon lấy ví dụ đơn giản như sau: Các bạn gặp khó khăn

Lúc này phương pháp truy vấn như sau

Hỏi: bạn gặp khó khăn gì?

Đáp: tôi thiếu tiền

Hỏi: anh cần bao nhiêu tiền?

Đáp: 100 triệu VND

Hỏi: anh cần 100 triệu VND trong thời gian bao lâu?

Đáp: trong 10 tháng

Hỏi: vậy có nghĩa là 1 tháng anh cần 10 triệu VND?

Đáp: đúng

Hỏi: vậy 1 ngày anh cần khoản 330 nghìn?

Đáp: Đúng

Có nghĩa là vấn đề khó khăn sẽ được thu hẹp tới mức có thể nhờ phương pháp truy vấn

Các bạn có hình dung ra cốt lõi của phương pháp truy vấn hay không? Doremon tạm mô tả nó như sau:

1. Giải quyết vấn đề khó khăn bằng cách đặt câu hỏi

2. Chẻ câu hỏi lớn thành những câu hỏi nhỏ hơn

3. Chẻ câu hỏi nhỏ hơn cho tới mức nó không còn nhỏ hơn được nữa

4. Giải quyết câu hỏi nhỏ nhất đó

5. Xong vấn đề

Việc các bạn có sử dụng được phương pháp này hay không thì nó phụ thuộc vào 2 yếu tố:

1. Các bạn có biết đặt câu hỏi hay không?

2. Các bạn chẻ nó theo hướng nào?

Để giải quyết cả 2 vấn đề này thì Doremon đã giúp các bạn

1. Phải đọc tác phẩm của Platon viết về Socrates-tác phẩm này thuật lại những câu chuyện mà Socrates đã dùng nghệ thuật truy vấn. Rất có thể sau khi topic kết thúc Doremon sẽ viết cho các bạn về cái này. Nếu ai tìm được các tác phẩm kể trên thì các bạn phải đọc đi đọc lại-mục đích là để các bạn "làm quen" với cách tư duy này, để các bạn biết cách đặt câu hỏi

2. Cung cấp cho các bạn các qui luật của tự nhiên để rồi các bạn dựa vào nó mà chẻ câu hỏi ra

Lấy ví dụ như Nguyên lý 20/80 và số lượng sách 80.000 cuốn. Đó là Doremon chẻ 80.000 cuốn này thành nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực Doremon lại tiếp tục chẻ thành nhiều mảnh nhỏ và cuối cùng là Doremon có được mảnh giá trị nhất

Có nghĩa là các bạn phải chẻ làm sao để câu hỏi cuối cùng là câu hỏi chính xác cần phải hỏi. Và chỉ cần giải quyết nó thì vấn đề lớn ban đầu sẽ xong

Phương pháp truy vết của Sherlock Holmes

Phương pháp này sẽ giúp các bạn tìm ra manh mối mà mình muốn tìm

Lấy ví dụ các bạn cần làm ra 100 triệu VND/tháng. Doremon cam đoan rằng sẽ có người hoặc sẽ tồn tại phương pháp giúp các bạn làm điều này. Cái vấn đề còn lại là làm cách nào để các bạn tìm ra chúng?

Để làm điều này thì các bạn phải có năng lực của thám tử. Và Doremon cũng không thể nào bằng mấy lời mà giúp các bạn có được điều này, thế nhưng Doremon có thể cung cấp cách để các bạn phát triển chúng

1. Đương nhiên là phải đọc tiểu thuyết Sherlock Holmes

2. Đọc sách thám tử nhiều vào

3. Đọc kiếm hiệp Cổ Long, những tác phẩm như Bạch Ngọc Lão Hổ, Sở Lưu Hương...

4. Đọc sách về binh pháp

Doremon muốn các bạn rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp... vấn đề. Để làm điều này thì không thể nào ngồi ghi mấy khái niệm như Phân tich là gì, Tổng hợp là gì… để các bạn đọc mà các bạn phải trải nghiệm. Cụ thể bộ óc của các bạn nó phải tiến hành quá trình phân tích, tổng hợp, phán đoán...

Để làm chúng thì không gì tốt hơn là các bạn phải đọc những loại sách mà Doremon liệt kê. Vì những loại sách đó thì đầy rẫy âm mưu... tóm lại là các bạn phải động não

Các bạn cứ xem chúng như giải trí, chỉ cần đọc nhiều thì đến 1 lúc nào đó bộ óc của các bạn nó sẽ tự động tư duy theo cách đó

Phương pháp tư duy của Einstein và Leonardo da Vinci

Để tư duy theo hai bậc thiên tài này thì các bạn phải tuân thủ qui tắc sau: Các bạn phải phá vỡ mọi nguyên tắc

Nếu có một vấn đề nào đó mà các bạn không giải quyết được thì bởi tại vì các bạn tuân thủ theo một tập hợp qui tắc nhất định

Lấy ví dụ có 1 đoàn tàu lửa đi từ A đến B. Nếu như các bạn đứng tại điểm A và leo lên đoàn tàu thì đích đến của các bạn phải là B dù có muốn hay không muốn

Như trường hợp Thuyết Tương Đối, chỉ có Einstein mới làm được điều này bởi tại vì những nhà khoa học khác họ đã quá nhiễm Newton. Họ sống trong hệ thống do Newton xây dựng và từ đó thì họ không thể nào giải quyết được vấn đề

Trái ngược lại là Einstein ông ta phá vỡ một trong những tiên đề của Newton đó là thời gian bất biến. Ông ta tự hỏi rằng vì lí do gì mà người ta phải thừa nhận thời gian bất biến-thời gian không thay đổi đối với bất kì ai. Và cuối cùng của việc này là dẫn tới kết luận: thời gian là tương đối nó phụ thuộc vào tốc độ của người chuyển động

The only thing that interferes with my learning is my education.” —ALBERT EINSTEIN

Câu nói này đã thể hiện toàn bộ cách tư duy của Einstein, đó là các bạn không thể thành thiên tài bởi vì các bạn được giáo dục quá nhiều. Khi được nhồi não thì các bạn sẽ thừa nhận một cái gì đó là đúng mà không bao giờ hỏi tại sao. Chính điều này nó là nguyên nhân ngăn cản các bạn tìm ra cái mới

Lấy ví dụ như nếu các bạn sống ở nền văn hoá nào đó từ nhỏ, thì các bạn cho rằng nền văn hoá đó là tuyệt vời là chính xác, và các bạn sẽ lo sợ nếu như nền văn hoá đó biến mất. Thế nhưng nếu như các bạn đứng từ một tầm cao thì các bạn sẽ phát hiện ra rằng: còn biết bao nhiêu nền văn hoá trên thế giới

Tương tự đối với cách tư duy của các bạn, chính vì các bạn được rèn luyện kiểu tư duy nào đó hoặc một niềm tin nào đó ngay từ nhỏ đến nỗi nó ăn sâu vào gốc rễ như máu thịt của các bạn dẫn tới các bạn cho rằng cách tư duy của mình nó là đúng là duy nhất

Doremon không nói rằng cách tư duy nào là đúng hay sai mà cái Doremon muốn nhấn mạnh: muốn giải quyết khó khăn mà trước giờ các bạn không giải quyết được thì các bạn phải tư duy theo cách mà trước giờ các bạn chưa tư duy được

Đây chính là cốt lõi của những thiên tài như Einstein và Leonardo da Vinci, và Doremon tóm gọn nó như sau: muốn thành người phi thường thì phải tư duy khác với người thường

Thế người bình thường là người như thế nào? Là người ai sao ta vậy, tuân thủ theo các qui tắc, chuẩn mực nào đó của đám đông

Lấy ví dụ như Thuyết Tương Đối đã nói, không ai làm được điều này bởi vì họ luôn tư duy theo trật tự do Newton xây dựng và không bao giờ đặt câu hỏi vì sao

Nói thế thì thấy nó đơn giản, nhưng thật sự không phải vậy và minh chứng là Einstein, ông ta dã phá vỡ qui tắc cũ của Newton để xây dựng cái mới là Thuyết Tương Đối, thế nhưng lúc này ông ta lại dính vào cái cũ cho chính ông ta tạo ra, cụ thể là ông ta luôn phê bình tính bất định của Cơ học lượng tử, và Einstein có nói: "Tôi không tin rằng Chúa chơi xúc sắc"

Có nghĩa là đối với Einstein thì thế giới này luôn vận hành theo các qui luật tất định.

Còn đối với Cơ học lượng tử thì nó lại vận hành theo qui luật của xác xuất

Và suốt cuộc đời của Einstein thì ông ta không bao giờ chấp nhận Cơ học lượng tử, mặc dù thực nghiệm đã chứng tỏ Einstein là sai bét, điều này thể hiện qua câu nói của Stephen W. Hawking: "Chúa là một tay cờ bạc hạng nặng"

Tới đây các bạn nhận thấy được điều gì? Việc phá vỡ các qui tắc cũ là cực kì khó khăn tới mức một nhà khoa học nào đó đã nói: "Khoa học không phát triển không phải vì nó không có ý tưởng mới mà bởi vì nó có quá nhiều ý tưởng cũ"

Einstein ông ta dám bỏ cái cũ để lập cái mới có nghĩa là ông ta dám phê phán người khác sai, nhưng tới lượt mình thì ông ta cũng như ai, cụ thể là "bảo thủ" như những người thuộc dạng lão làng. Có lẽ đây là căn bệnh của người già. Đương nhiên chính vì bảo thủ như thế cho nên Einstein đã dừng cuộc hành trình của mình trong việc tìm kiếm tri thức mới

Và bây giờ là các bạn: các bạn có chấp nhận rằng mình sai hay không? Nếu các bạn nghèo thì hãy chấp nhận do mình ngu và học tập ở người khác

Nếu các bạn cảm thấy đau khổ thì hãy chấp nhận do mình dốt và cần phải học những thứ để mình vui vẻ

Nếu các bạn không giải quyết được vấn đề nào đó thì hãy chấp nhận rằng tư duy mình tồi và đi học cách tư duy của người khác

Còn những ai muốn bảo thủ thì cứ ôm đó mà chết

“The significant problems we face cannot be solved at the same level of thinking we were at when we created them.”—ALBERT EINSTEIN

Cho nên bất cứ một khó khăn nào mà các bạn đối mặt cũng đều giải quyết được, cái không giải quyết được đó là các bạn:

1. Các bạn có thay đổi được niềm tin hay không?

2. Các bạn có thay đổi được cách tư duy hay không?

3. Các bạn có thay đổi được sở thích hay không?

4. Các bạn có thể thay đổi góc nhìn đời hay không?

5. Các bạn có thay đổi được quan niệm sống hay không?

............................

Có nghĩa là các bạn phải có được tính linh động

Một trong các đặc điểm của Leonardo da Vinci và các thiên tài khác thì họ làm bài tập như sau

1. Ghi khó khăn dưới dạng câu hỏi trong 1 cuốn vở

2. Mang cuốn vở đó bên mình

3. Nảy ra được ý tưởng nào thì ghi hết lại trên cuốn vở đó. Mục đích là để giữ lại ý tưởng đó, nó đúng hay sai thì chưa biết, cứ ghi hết vào đó

Họ cũng sử dụng thêm các công cụ để thay đổi cách tư duy

1. Mở rộng vốn từ vựng bằng cách đọc sách nhiều, có nghĩa là thay vì dùng các từ cũ thì họ dùng các từ mới, mục đích là để ý tưởng họ nó tăng lên. Theo số liệu của Brian Tracy thì Doremon đọc được kết luận sau: những người thành công nhất trong nước Mỹ là những người có vốn từ vựng cực rộng và phong phú

Cái này Doremon đã nói khi từ vựng các bạn tăng lên thì khả năng sắp xếp chúng cũng tăng theo dẫn tới ý tưởng nó tăng theo

Ví dụ: Nếu cho các bạn 3 con số 1,2,3 thì khả năng xắp xếp của nó sẽ không phong phú bằng việc các bạn có 5 con số 1,2,3,4,5

2. Thay đổi môi trường cũ bằng môi trường mới

3. Thay đổi người hay tiếp xúc

4. Thay đổi thái độ

..................

Có nghĩa là họ luôn tìm đủ mọi cách để thay đổi tư duy, bởi vì họ biết rằng nếu họ tư duy theo cách cũ thì họ chỉ có thể nhận được kết quả cũ-và kết quả này thì họ không mong đợi

Ứng dụng của Phân tâm học trong việc giải quyết khó khăn

Bất cứ một bậc thiên tài nào họ cũng dùng phương pháp này, nhưng họ dùng nó theo kiểu ngẫu nhiên và không biết tại sao như những trường hợp quả táo rơi của Newton hay việc nằm mơ của Mendeleev. Doremon sẽ giúp các bạn dùng nó 1 cách hoàn toàn chủ động

Phân tâm học thì Doremon đã trình bày cho nên không nhắc lại nữa chỉ tóm tắt như sau: Các bạn mượn sức mạnh của vô thức để giải quyết khó khăn bởi vì

1. Vô thức là bãi rác có nghĩa là nó chứa đựng 1 lượng thông tin không thể nào tin được

2. Nó còn chứa những thông tin mà các bạn không hay biết ở tầng ý thức (đọc lại bài niềm tin nếu còn mơ hồ)

3. Nó làm việc 24/24

4. Nó có thể làm vô số việc tại 1 thời điểm, hoàn toàn khác với ý thức là chỉ có thể giải quyết từng sự kiện một

Cho nên việc mượn vô thức để giải quyết khó khăn là con đường ngắn nhất mà con người có thể làm được

Trong bài viết về niềm tin thì có đoạn này các bạn đọc lại

"Như đã nói: vô thức có nhiệm vụ là giải toả căng thẳng trong não bộ. Có nghĩa là nếu bộ óc bị căng thẳng thì vô thức sẽ ra tay và nhắc lại: nó là con dao hai lưỡi. Vô thức có thể giải toả căng thẳng theo hướng tích cực là giúp các bạn có được thứ mình muốn, và trường hợp xấu là nó phá huỷ ý thức dẫn tới bị điên

Và vô thức sẽ xuất hiện khi các bạn không ở trong trạng thái có ý thức-có nghĩa là những lúc các bạn nằm mơ, bị điên, hay đi dạo... nói tóm lại: không bị căng thẳng thì đó là lúc vô thức ra tay"

Các bạn có thấy sự mâu thuẫn hay không? Đó là

1. Vô thức có nhiệm vụ là giải toả căng thẳng

2. Vô thức chỉ xuất hiện trong trạng thái không bị căng thẳng

Doremon làm rõ chỗ này cho các bạn hiểu:

1. Vô thức có nhiệm vụ là giải toả căng thẳng có nghĩa là để huy động được phần vô thức thì các bạn phải bị căng thẳng cụ thể tầng ý thức của các bạn nó phải bị ám ảnh bởi cái gì đó

2. Vô thức chỉ xuất hiện trong trạng thái không bị căng thẳng, có nghĩa là sau khi nó nhận được lệnh từ tầng ý thức để giải quyết cái gì đó thì sau khi nó tìm được cách giải quyết thì nó phải tìm cách đưa thông tin này lên tầng ý thức để các bạn biết. Muốn làm điều này thì các bạn không suy nghĩ gì cả, có nghĩa là tầng ý thức nó không bận rộn xử lý thông tin gì thì vô thức nó mới đưa thông tin lên được

Lấy ví dụ

Tầng 1: tầng ý thức: có người A đang làm việc tương ứng với việc tầng ý thức chỉ xử lí thông tin theo từng bước 1, có nghĩa là từng sự kiện 1

Tầng 2: tầng tiềm thức: có người B,C,D.. đang làm việc, họ đảm nhận việc tạo ra phản xạ

Tầng 3: tầng vô thức: có vô số người

Khi các bạn gặp khó khăn và không giải quyết được bởi vì tầng ý thức thì nó chỉ thu giữa 1 lượng nhỏ thông tin và khả năng thì có hạn, trong ví dụ là chỉ có 1 người A làm việc

Lúc này các bạn ra lệnh để nhờ lực lượng nhân công khổng lồ ở tầng vô thức giải quyết, muốn làm điều này thì tầng ý thức phải bị ám ảnh bởi vấn đề khó khăn

Khi tầng vô thức nhận được lệnh thì nó sẽ giải quyết khó khăn theo 2 con đường

1. Phá huỷ ý thức khiến các bạn bị điên. Đây là trường hợp bị ám ảnh do sợ hãi hay do bị dồn nén cho nên vô thức nó không giải quyết được vấn đề đó và nó đành phải phá huỷ ý thức để đưa bộ óc về thế cân bằng

2. Nó giải quyết xong khó khăn và tìm cách đưa câu trả lời lên tầng ý thức để ám ảnh biến mất và đưa bộ óc trở về thế cân bằng-vì đây là nhiệm vụ của nó. Muốn đưa câu trả lời lên tầng ý thức để chủ thể (các bạn) biết được thì lúc này tầng ý thức phải không làm việc, có nghĩa là các bạn không có suy nghĩ hay tư duy cái gì hết. Bởi tầng ý thức nó chỉ có thể tư duy theo từng bước 1, nếu như nó tư duy thì vô thức có đưa thông tin lên các bạn cũng không biết

Điều này giống như các bạn chỉ có khả năng nghe được 1 người nói chuyện, lúc này muốn nghe người thứ 2 nói thì người thứ nhất phải im

Cho nên ý nghĩa của câu nói "Và vô thức sẽ xuất hiện khi các bạn không ở trong trạng thái có ý thức-có nghĩa là những lúc các bạn nằm mơ, bị điên, hay đi dạo... nói tóm lại: không bị căng thẳng thì đó là lúc vô thức ra tay" là vậy

Có nghĩa trât tự nó như sau:

1. Phải bị căng thẳng hay ám ảnh để vô thức ra tay

2. Sau khi vô thức đã nhận được lệnh thì muốn nó ra tay lúc này các bạn phải không bị căng thẳng

Và cách tốt nhất đó là nằm mơ. Cho nên các bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các thiên tài họ giải quyết khó khăn bằng cách cứ đi ngủ-vì khi đi ngủ bộ óc các bạn tầng ý thức nó không hoạt động, lúc này vô thức nó đưa ra câu trả lời lên thì họ biết và lo ghi lại trên giấy không thì quên. Cụ thể nhất là thiên tài Thomas Edison, ông ta hay ngủ khi làm việc và luôn để cuốn sổ ghi chép bên cạnh, thỉnh thoảng thì hay thức dậy ghi cái gì đó sau lại tiếp tục ngủ

Tóm lại công thức này như sau:

1. Xác định cho được khó khăn mà các bạn đối mặt: dùng phương pháp truy vấn của Socrates. Các bạn không làm được điều này thì đừng nên nghĩ đến việc giải quyết khó khăn, bởi vì các bạn không biết mình gặp khó khăn gì thì giải quyết bằng cách nào?

2. Giải quyết nó ở tầng ý thức, có nghĩa là không dùng tới vô thức. Nếu các bạn làm đúng như Doremon đã chỉ thì Doremon nói thật các bạn có thể tư duy giải quyết bất cứ khó khăn nào. Dùng tới vô thức là đối với những vấn đề cao siêu, tầm cỡ thế giới

3. Cứ giả sử các bạn không giải quyết được nó và dùng tới vô thức thì lúc này tiến hành bước tiếp theo

4. Ghi khó khăn dưới dạng câu hỏi trên giấy và dán nó lên tường: sáng nhìn, trưa nhìn, tối nhìn... mục đích là tạo ra ám ảnh

5. Chờ tới khi nằm mơ

6. Kết thúc

Việc các bạn có nằm mơ để giải quyết được khó khăn như các thiên tài hay không là phụ thuộc vào yếu tố sau

1. Các bạn có thật sự muốn giải quyết khó khăn hay không có nghĩa là các bạn phải động não

2. Vô thức chỉ trợ giúp khi ý thức nó không làm nỗi, có nghĩa là ít ra các bạn cũng tập tư duy và tư duy đủ mạnh

Tóm lại là như vậy: Vô thức chỉ trợ giúp khi ý thức các bạn nó không làm nỗi và gặp vất vả cho nên đừng tưởng vấn đề nào thì các bạn cũng phải nằm mơ. Rất có thể suốt cuộc đời của các bạn cũng không nằm mơ để giải quyết khó khăn-vì không phải ai cũng khởi động được vô thức theo hướng này đâu

Doremon tâm sự thật, Doremon làm được điều này năm 22t-cách đây 5 năm-lúc mà Doremon nghiên cứu về công trình khoa học của mình. Lúc đó Doremon chưa biết mấy thứ này đâu chỉ biết rằng

1. Doremon đọc toàn bộ tư liệu liên quan tới thứ mình nghiên cứu trong khả năng có thể

2. Ghi câu hỏi lên vở

3. Suy nghĩ về nó liên tục

4. Đúng 6 ngày liên tục là nằm mơ. Đó là cứ ngủ được khoảng 2 tiếng thì tỉnh dậy nảy ra được ý tưởng hay nào đó mà chả biết từ đâu

Sau khi xong được 6 ngày nằm mơ thì Doremon có được một đống ý tưởng do vô thức nó gửi lên và sau đó ráp lại và giải quyết được vấn đề mình muốn làm

Kể từ ngày đó tới giờ thì ít khi nào Doremon dùng tới vô thức bởi vì những gì Doremon muốn giải quyết thì lúc tỉnh ngủ cũng làm tốt mà không cần tới nằm mơ

Vì bài viết này rất dài và rất "khó gặm" cho nên Doremon kết thúc ở đây. Các bạn hãy đảm bảo là phải đọc đi đọc lại bài này nhiều lần và hãy hiểu được hết những gì Doremon trình bày