quanta wrote:
Mình không hiểu rõ bạn không đồng ý vì lí do gì, nên mình nói rõ 1. Nếu bạn không đồng ý về ngôn từ: "giai tầng", "địa vị"-cái này là do mình học xã hội học nên dùng nhiều bây giờ thành quen 2. Nếu không đồng ý về ngữ nghĩa, thì mình có thể đính chính. Có nhiều người trong xã hội, mặc dù họ sở hữu lượng tri thức khá lớn, nhưng địa vị xã hội của họ lại thấp, điều này là 1 thực tế không thể phủ nhận. Nhưng cái mà doremon muốn tâm sự với người hỏi là về cái chung, đương nhiên qui luật sẽ có qui luật chung, qui luật phổ biến, qui luật tự nhiên, qui luật xã hội... Và ở đây doremon không muốn nói đến các trường hợp cá biệt, đút lót, nịnh hót.... Cái doremon muốn nói là: xét về căn bản và thực chất thì người có địa vị xã hội càng cao thì lượng tri thức mà họ sở hữu càng lớn. Địa vị thì lại có địa vị vô hình và hữu hình: như mấy ông CEO, các quan chức, các nhà khoa học đã được thừa nhận bằng "chứng chỉ" là địa vị xã hội hữu hình, nhìn vô là thấy. Còn có những người không làm quan chức, không có bằng cấp, nhưng họ lại được xã hội tôn trọng về học thức hay nhân cách... đây là các địa vị xã hội vô hình. Dù cho hữu hình hay vô hình thì không ai có thể phủ nhận: sự hiểu biết của họ cao hơn nhóm người còn lại rất nhiều |
|
|
|
mrtyonline wrote:Vấn đề này quá nhiều người hỏi...... Nếu bạn không chê doremon nhiều chuyện, thì doremon xin viết mấy dòng Quả thật rất nhiều bạn vào HVA xin ý kiến nhưng phần lớn luôn nhận được câu trả lời "Vấn đề này quá nhiều người hỏi... cho nên xin mời xem lại rồi hãy hỏi". Phần lớn anh em tỏ ra không hài lòng với câu trả lời trên, nhưng thật sự mà nói: những người có thể trả lời câu hỏi của các bạn lại không đủ thời gian để viết lại những gì mà mình đã viết. Cho nên hãy thông cảm cho họ và chấp nhận các câu trả lời "chém gió" của những thành viên khác. Nhưng bù lại cũng không thể đổ hết trách nhiệm cho người hỏi, vì cũng cùng câu hỏi nhưng câu trả lời sẽ là khác nhau cho mỗi người, cũng cùng câu hỏi nhưng câu trả lời sẽ là khác nhau vào từng thời điểm, giống như "bình cũ nhưng rượu đã mới", trên đời không có cái gì là không vận động, cho nên câu trả lời cũng phải "vận động" cho phù hợp với thời đại. Vậy có câu trả lời nào có thể giải quyết cho mọi mối tượng? Vâng, hoàn toàn có và đó là câu trả lời mà bạn muốn nghe: "xem xét tổng quát"-vì cái chung là cái bất biến, cái kết nối và thẩm thấu trên mọi đối tượng, giống như sự vận động là bất biết, qui luật là bất biến Thế ta quay lại: xem xét tổng quát là như thế nào? Trước hết xin hỏi bạn: bạn muốn nhận được câu trả lời chính xác, thế nhưng bạn có chịu đặt ra câu hỏi chính xác hay chưa? Cụ thể: bạn đã xác định được mình muốn học cái gì hay chưa? Có lẽ là chưa, vì chưa biết nên bạn mới hỏi. Và mình có 1 số câu hỏi tổng quát để giúp bạn tìm ra câu trả lời cho cái mà mình muốn học Bạn muốn đứng ở giai tầng nào của xã hội: giàu hay nghèo, làm ông chủ hay làm công nhân? Bởi vì mỗi một địa vị xã hội sẽ qui định "lượng tri thức mà họ sở hữu". Một người công nhân thì chẳng cần biết nhiều, chỉ cần vài ba tri thức cơ bản là để nhấn nút và lập đi lập lại cùng 1 động tác trong nhà máy. Nhưng một người kĩ sư thì không đơn giản như thế, họ cần biết cỗ máy vận hành như thế nào, các bộ phận ăn khớp ra làm sao để biết đường mà sửa chữa hay cải thiện nó. Một bà chủ tạp hoá thì chỉ cần biết giá sản phẩm, biết nơi nào bán đắt bán rẻ... là cũng đủ kiếm lời. Trái lại một ông chủ của tập đoàn nào đó, họ cần phải biết tình hình lên xuống của thị trường, nguồn cung cầu, giá cả sản phẩm... Những ví dụ trên nói lên cái gì? Đó là tuỳ vào ước mơ cũng như khả năng của bạn mà bạn sẽ học lượng tri thức tương ứng với nó. Ví dụ bạn đã lập topic hỏi về vấn đề bảo mật, đương nhiên bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, vì mỗi một người trong số họ có địa vị xã hội khác nhau-tầm nhìn khác nhau-câu trả lời sẽ khác khác. Cụ thể admin conmale-một người rất nghiêm khắc và kỹ tính, admin conmale luôn yêu cầu câu hỏi phải rõ ràng cụ thể và câu trả lời của admin luôn xoáy vào mấu chốt và căn bản của vấn đề Đây là 1 ví dụ về câu hỏi và câu trả lời: Người hỏi: NguoiMoi1024 "Chào các anh,như ở bài bảo mật em cũng đã hỏi và em cũng hiểu mục đích của bảo mật và em cũng tìm và biết được mục đích "Xấu....Tốt" của nó rồi .Cái em muốn các anh giúp là bảo mật cần có những gì ,các anh có thể cho em biết em lên làm gì.cám ơn tất cả mọi người" Người trả lời: admin conmale "Muốn nhà mình an toàn, cần biết cấu trúc nhà mình có cái gì, cửa nẻo, ổ khoá, mái ngói, sân trước, sân sau, hàng rào, thiết bị theo dõi..... Muốn xe mình an toàn, cần biết cấu trúc xe ra làm sao, khoá ở những bộ phận nào là an toàn, xăng có bị rỉ, xe có bị phát hoả, với máy như vậy thì nên dùng loại nhiên liệu gì.... Muốn máy tính của mình an toàn, cần biết máy tính của mình có cái gì, mình muốn bảo vệ những gì và bảo vệ chúng từ những ai. Muốn bảo mật cái gì, cần hiểu rõ cái mình muốn cho nó bảo mật." Câu trả lời khác của: binhfu "Anh Kyo nói về vụ bkav cũng giống như đang nói về ham muốn của giới trẻ mới tham gia, Thực chất thì bảo mật tức là Tự bảo vệ chính mình, nhưng bảo vệ trong một xã hội vô cùng phức tạp. Nếu hiểu thế giới mạng là một xã hội, bạn là một thành viên trong xã hội đó, điều gì của bạn khi người khác biết được xâm hại đến bạn, Máy tính hay sever giống như một ngôi nhà của bạn, liệu bạn có muốn cho người khác vào đập khá hay lấy trộm đồ của bạn hay không, Nhà bạn có nơi nào bạn hay quên đóng cửa chẳng hạn thì kẻ trộm sẽ dựa vào đường đấy đi vào nhà bạn và làm hại đến bạn, hoặc kỹ thuật cao cấp hơn có thể họ sẽ không cần có chìa khoá, cắt khoá hoặc sử dụng một dụng cụ gì đấy mở khoá nhà bạn để vào lấy trộm...Nói tượng hình là thế, nhưng mình muốn hỏi bạn một câu đơn giản mà các đàn anh luôn hỏi, bạn đã học về lập trình hay chưa, khả năng tư duy và lập trình được đến đâu " nguồn:http://www.hvaonline.net/hvaonline/posts/list/41620.hva Thông qua 2 câu trả lời khác nhau về 1 câu hỏi, bạn đã nhận ra được điều gì hay không? Đó là hãy xác định thật rõ ràng rằng: "mình muốn đứng ở vị trí nào trong xã hội sau đó hãy nghe lời khuyên của người đứng ở vị trí mà mình muốn". Nếu bạn chỉ cần đủ sống, không ham gì nhiều, và khả năng học tập không có thì không nên nghe lời admin conmale đào sâu hiểu kỹ về vấn đề để làm gì. Vì những người chấp nhận địa vị bình thường, ai sao ta vậy thì không nên tốn thời gian "am hiểu tường tận" để làm chi, mà có muốn cũng không được. Trái lại, nếu bạn có ước mơ cao hơn, khả năng tiếp thu nhanh, muốn đứng cao hơn người khác thì nên học cách mổ xẻ vấn đề như admin conmale đã nói Đương nhiên ít ai lại chịu cuộc đời an phận, sống cúi đầu trừ khi họ đã gặp 1 biến cố hay kinh nghiệm nào đó khiến họ không thể ngẩn đầu lên nữa. Cho nên mình tin bạn cũng thế, vậy bây giờ "bạn muốn học bảo mật" nên đọc lại các bài viết của HVA về vấn đề này, cụ thể là của admin conmale ở các lĩnh vực như network, unix... Nếu đã có gợi ý như thế này mà bạn còn không làm được nữa thì theo nhận xét cá nhân: bạn không có khả năng để học bảo mật-vì nghề này đòi hỏi 1 sự kiên trì cũng như nhẫn nại. Có mấy bài viết mà ta cũng lười không thèm đọc để chờ "cơm bưng tới miệng, nước rót tận tay", thì làm sao sau này đủ kiên nhẫn để tìm hiểu về đối tượng và khám phá ra các lỗ hổng của nó |
|
|
|
iceshadow wrote:
Admin conmale mà đọc bài này của bạn thì hậu quả sẻ biết , vì chưa đọc kĩ mà dám "đâu có tâm sự hay ghi chú hay tự thuật gì đâu". Thú thật lúc trước mình down về định coi thử "héc cơ" là như thế nào, nhưng cũng do đọc sách quen rồi, nên biết chỗ nào là cần đọc. Nếu mình nhớ không nhầm thì trong toàn bộ cuốn đó có đoạn gần cuối là đoạn tự thuật của admin conmale về "cuộc đối thoại của rockie (hay gì đó không nhớ)" nói về anh già với "bộ tứ" mà mình chỉ nhớ được cái tên "độc cô". Theo đánh giá của bản thân: đoạn này là nên đọc, vì văn phong hay, phong cách kể chuyện lôi cuốn, ít học thuật nên phù hợp với người chưa biết gì về IT, ngoại trừ đoạn này ra thì các đoạn còn lại không có giá trị với mình. "Mê" ở đây là mê cách viết văn cũng như dẫn truyện của "anh già", mình rất thích đọc sách nên đọc xong cảm nhận được "con người này thật sự không đơn giản", vì để viết được 1 đoạn văn có giá trị nó không đơn thuần chỉ là sự may rủi đụng đâu viết đấy, mà đó là sự kết tinh của biết bao thứ: tính cách, học thức, tư tưởng, kinh nghiệm từng trải... Nên mình mê "anh già văn chương" chứ không phải "anh già kĩ thuật", vì người có kĩ thuật IT như admin conmale thì hình như hơi bị nhiều, nhưng người có khả năng viết văn như admin conmale thì hơi bị hiếm. Bởi như đã nói ở bài đầu, ngôn ngữ là sợi dây xâu chuỗi mọi vấn đề, cho dù bạn có tài năng đến đâu, nhưng bạn không biết cách trình bày 1 bài văn, phát biểu 1 lời nói đi vào lòng người thì bạn sẽ bị bất lợi rất nhiều. Bạn không đủ khả năng để trình bày tư tưởng của mình thì ai sẽ hiểu những điều bạn muốn nói? Đó là lí do tại sao ngày xưa nhà toán học thiên tài Augustin Louis Cauchy, đã nhận được lời khuyên từ 1 người bạn của cha mình "anh nên cho Cauchy học văn trước khi học toán, vì cậu ta cần khả năng này để trình bày các tác phẩm lớn của mình khi trưởng thành". Kĩ thuật có giỏi đến đâu cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu ta không biết "viết nó bằng cây bút của nhà văn", và nếu chúng ta có để ý thì sẽ thấy, kỹ thuật là thứ không bền vững, sau 1 thời gian kỹ thuật mới sẽ đào thải kỹ thuật cũ, thiên tài mới sẽ thay thế thiên tài cũ, tàu điện cao tốc sẽ thay thế cho tàu lửa, xe máy sẽ thay thế cho xe đạp, và tổng quát thì cái mới sẽ thay thế cái cũ. Nhưng văn chương thì "tiến hoá" rất chậm, thậm chí đã là thế kỷ 21, nhưng mình chỉ thích đọc các tác phẩm cổ điển của Balzac, Tolstoy, Camus, Sartre, thậm chí còn "cổ" hơn nữa, vì vẫn chưa thấy "ông nhà văn nào" ở thế kỷ 21 viết ra vài tác phẩm thâm thuý để sau khi đọc lần 1, người ta còn muốn đọc thêm lần 2 và nghiềm ngẫm từng câu từng chữ trong đó-chắc có lẽ ít đọc hơn trước nên nói "bậy". Hãy đọc bài viết của admin conmale để rồi sau đó mới hình dung được người đứng đằng sau các bài viết đó là như thế nào |
|
|
|
iceshadow wrote:
Thế mới nói . Bạn vào HVA không biết vì lí do gì nhỉ? Riêng mình là do "mê" anh già thôi. Còn lí do vì sao có biệt danh "anh già" thì để dành cho admin conmale trả lời-nếu ảnh muốn. Còn không thì chờ các thành viên khác, còn không nữa thì bạn tự tìm hiểu. Mách nước, admin conmale có viết 1 cuốn sách hacker bằng tiếng việt, do đọc lâu quá nên mình cũng không còn nhớ tựa đề với lại đã xoá khỏi PC, hình như hacker 1.0. Bạn lên google gõ hacker 1.0 sau đó đọc "cái khúc" mà admin conmale viết, nhớ là đọc xong là đừng có "mê" ảnh như bao người khác đã đọc |
|
|
|
iceshadow wrote:Thật không thể tin được là trong đây lại chứa những thành viên ...., không gì có thể diễn tả được mặc cho tiếng viêt hết sức phong phú. Con đường học hành cũng như sinh tồn rất chông gai. Mới gặp khó khăn như vậy mà bạn đã định bỏ cuộc hay sao ? Tâm sự với bạn 1. Nơi này là HVA-không có nghĩa rằng "toàn là người có học mà học cao nữa là khác", có thể chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn: "HVA có tồn tại người có học mà học cao nữa là khác"-câu này khác câu trên ở chỗ là nó không bao trùm tất cả thành viên, có nghĩa là số còn lại thì gì cũng có 2. Đã vào HVA thì mình nghĩa bạn nên biết ai là người đáng cho ta học hỏi nhất, đương nhiên nơi này có rất nhiều người cho ta lời khuyên giá trị, nhưng trước hết bạn nên học hỏi từ "anh già khó tính"-admin conmale. Rất có thể bạn chưa biết nhiều về "anh già", và rất có thể "anh già" có tâm trạng không vui trong khi vào topic này. Nhưng thật sự mà nói nếu bạn chịu đọc hết những gì "anh già" viết trên HVA thì sau đó có bị "anh già" phê bình, thậm chí là mắng chửi thì nó cũng chỉ mang lại lợi ích cho người bị chửi. Điều này bạn có thể tự kiểm chứng sau khi đọc khá nhiều bài của admin conmale. Hãy học hỏi con người này từ tri thức cho tới cách suy luận và nhất là cách viết văn, hãy học hỏi cho tới khi "anh già" già hơn và trở nên lẩm cẩm thì khi đó chúng ta hết học 3. Đừng nản lòng và đừng ngại va chạm, chỉ có va chạm ta mới biết đâu là người mà ta nên tránh và đâu là người mà ta nên gần. Chỉ có hành động và dám chấp nhận thất bại thì ta mới biết cách khắc phục để trưởng thành hơn trước. Không biết thì cứ hỏi, hỏi để bị chửi là ngu sau đó biết cách chỉnh sửa còn hơn là mang theo cái ngu trong mình suốt đời. Không biết nhưng vẫn cứ làm để rồi gặp thất bại và lần sau khắc phục còn hơn là đứng im tại chỗ. Trên đời này không có đường cùng, chỉ có con người tự tạo ra đường cùng bằng cách đứng im tại chỗ, vì đường cũng do con người đi nhiều mà ra |
|
|
|
iceshadow wrote:kaka đọc bài của anh nobita hay thật. Đọc xong biết anh giỏi English lắm đây, phải chạy theo xin chỉ dạy mới được Mình chỉ viết trên tinh thần của người đi trước, không có ý định khuyên nhủ gì bạn, vì những thứ mình khuyên ít ai có thể làm được Trước hết là về tiếng anh. Đây là 1 môn học thực sự không giống như bao môn học khác, cũng giống như tình yêu nơi mà sự ích kỉ và ghen tỵ luôn đeo bám như hình với bóng. Hầu hết các môn học, sau khi được đào tạo xong, bạn ko biết ít thì nhiều, không giỏi thì cũng biết sơ sơ, cùng lắm là thuộc loại dở. Bởi vì các kỹ xảo đó luôn tồn tại xung quanh chúng ta, việc tính toán hằng ngày, việc viết 1 bài văn, việc đọc 1 tờ báo, việc trồng 1 cái cây đều liên quan đến toán, lí, hoá, sinh... Trái lại tiếng anh, bạn thử xem 1 ngày bạn "động đến cô nàng này bao nhiêu lần". Hầu như =0, chúng ta xem thời sự bằng tiếng việt, chúng ta học tập bằng tiếng việt, chúng ta giao tiếp bằng tiếng việt... Đây là lí do tại vì sao theo các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, hầu hết 90% người học tiếng anh đều học xong chỉ để rồi quăng nó vào thùng rác, 10 % còn lại thì lại 1 số lớn chỉ biết đọc mà không biết viết đừng nói chi tới nghe và nói. Thế vấn đề ở đây là gì? Đó là nếu bạn dự định học xong 1 cái gì đó, sau đó mới đến chuyện học tiếng anh và học theo kiểu dạy truyền thống thì bạn sẽ nằm trong số 90% kể trên. Vậy có cách nào để ta khắc phục? Có chứ, nhưng tạm thời chúng ta không bàn đến nó Cái tiếp theo, hiện bạn đang học theo giáo trình của các thầy cô dịch-những giáo trình bạn cho là chính xác và đáng tin tưởng. Vâng mình không phản bác điều này. Thế nhưng vấn đề lại là ở chỗ đó. Chúng ta hãy xem lại khái niệm "chuyên môn hoá". Tại sao phải chuyên môn hoá 1 con người? Vâng, để họ có thể đạt được hiệu suất tối đa trong công việc. Chúng ta là những con người bình thường, chúng ta vẫn có thể nấu ăn, vẫn có thể sửa sang lại cái nhà, cái bếp. Thế nhưng hiệu suất có cao bằng những đầu bếp thực thụ, những kĩ sư xuất sắc? Xin thưa rằng không, điều đó có nghĩa là cũng cùng 1 thời gian nếu ta biết cách làm việc và tính toán thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn nhiều. Tương tự cho việc học, nếu bạn học đúng sách, đúng giáo trình... thì con đường thành công của bạn sẽ được rút ngắn và ngược lại Bạn có đảm bảo thầy cô sẽ cho ta giáo trình hay nhất? Đương nhiên đây không phải là lỗi của thầy cô. Thế tại sao bạn lại không biết tự thân vận động để tìm ra những cuốn sách hay nhất, những cuốn sách bổ ích nhất, mà bạn lại tiêu tốn thời gian để kéo dài con đường đi đến thành công. Muốn làm điều này đương nhiên nó đòi hỏi 1 kĩ năng quan trọng: biết đánh giá. Nếu bạn không biết đánh giá đúng người, có nghĩa bạn sẽ có 1 cô vợ không như mong muốn, bạn sẽ kết bạn với những kẻ chẳng đâu ra đâu, và cuộc đời của bạn cũng sẽ có kết thúc như vậy. Biết đánh giá có nghĩa là biết phân tích xem ai nói đúng, ai nói sai, biết bài viết nào là hay, bài nào dở, cách nào cho ra hiệu suất cao nhất, cách nào không. Vậy làm sao để đạt được kĩ xảo trên, có cách nhưng chúng ta cũng không nên bàn đến ở đây Khi xưa, cũng như bạn một kẻ chập chững mới bước vào đời, thầy cô đưa sách nào cũng học, dạy sao cũng học. Nhưng từ khi năng lực "đánh giá" được bộc phát, mình mới phát hiện ra rằng: tại sao mình lại phí thời gian để học những thứ đó, nó không phải là vô ích, nhưng còn hàng đống thứ hữu ích hơn thế tại sao mình không học. Và hiện nay kèm theo sự bùng nổ của internet, nếu bạn biết cách dùng thì bạn sẽ thấy: còn nhiều tài liệu hay lắm về IT mà chúng ta không biết, bởi tại chúng ta chỉ chăm chú vào cái cây nên không thấy cánh rừng, bởi tại chúng ta quá chăm lo cho tài liệu tiếng việt mà quên mất rằng để thành công nhanh nhất trên con đường IT thì chỉ có 1 cách duy nhất, hay nhất và hiệu quả nhất: sách tiếng anh. Ví dụ để học java, network, security... bạn xem thử tiếng việt có được mấy cuốn, hay vì số lượng quá ít nên động đâu học đấy, thậm chí là không có để mà học. Không phải khoe, nhưng hiện mình có khoảng 136 cuốn ebook security, hơn 1200 cuốn ebook về Unix, mấy lĩnh vực khác thì dễ tìm. Đương nhiên mình chưa thể đọc hết đống này, nhưng nhờ sự dồi dào về nguồn tài liệu mà mình có thể lựa ra trong đó cuốn nào là hay nhất và nên học nhất Thôi chào nhé, ta quay lại làm việc thôi |
|
|
|
iceshadow wrote:Stanley_00 wrote: Định đọc xong rồi ra, tính không comment gì vì đã bị "anh già" rầy ra lần trước . Nhưng nếu không viết thì cũng không yên lòng, nên mình viết cho bạn vài lời tâm sự, xem như trả lời phần nào thắc mắc của bạn Đối với câu hỏi: tôi nên học gì? Đây thật sự là một câu hỏi quá rộng, bởi vì kiến thức là vô tận, không thể bạ đâu học đấy, nhất là đối với người còn chưa biết mình nên học về cái gì Vậy làm sao mình có thể trả lời chính xác cho bạn? Có câu trả lời nào làm thoả mãn câu hỏi của bạn hay không? Mình nghĩ là có, và đó là lí do tại sao mình viết bài này Mặc dù có phần trừu tượng, nhưng bạn hãy thử hình dung giữa hàng đống những cá nhân riêng lẻ đang tồn tại, hình như giữa bọn họ không hề có mối ràng buộc gì lẫn nhau, họ hoàn toàn là những cá nhân độc lập. Nhưng nếu ta đi sâu vào từng ngóc ngách của vấn đề thì hình như bọn họ đều được xâu chuỗi với nhau bằng 1 thứ căn bản nhất: quan hệ xã hội. Tương tự như vậy cho việc học tập, bạn có phát hiện ra mối quan hệ ràng buộc giữa những môn học riêng lẻ, từng chuyên ngành cụ thể, dù đó có là toán lí hoá hay tin, là java, c++ hay network. Nếu bạn phát hiện ra thì mình nghĩ bạn đã có câu trả lời cho chính mình. Nhưng vì bạn vẫn chưa xác định được, đồng nghĩa với việc mình sẽ gợi ý cho bạn, đó là: ngôn ngữ. Dù bạn có học chuyên ngành nào trong IT thì ngôn ngữ là cái đầu tiên bạn cần phải học, nếu bạn thực sự nghiêm túc. Ta hãy đi chậm lại 1 tí, nghiêm túc ở đây là như thế nào và ngôn ngữ ở đây là ra làm sao? Trước hết, nghiêm túc có nghĩa là bạn đã xác định rằng mình sẽ học tập 1 cách thật sự, mình sẽ làm việc 1 cách khoa học, và mình có 1 sự đam mê, kiên trì không mệt mỏi. Thế tại sao tôi phải nghiêm túc? Chúng ta hãy xem xét 1 cỗ máy: có bao nhiêu cách để ráp thành một cỗ máy hữu dụng? và có bao nhiêu cách để ráp thành 1 cỗ máy vô dụng? Để cho ra 1 cỗ máy tính thì tôi phải ráp các bộ phận theo 1 thứ tự nhất định và chúng phải hoạt động ăn khớp với nhau, trái lại để cho ra 1 đống sắt vụn thì tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Thành công cũng tương tự: tuỳ vào mức độ nghiêm túc mà bạn sẽ thành công nhiều hay ít, chinh phục được nhiều hay thất bại nhiều. Cho nên cái đầu tiên mà mình trả lời cho bạn: bạn có thực sự đã nghiêm túc trong việc học hành hay chưa? Tiếp theo là về ngôn ngữ. Bạn có biết chuyên ngành mà bạn đang theo học sử dụng ngôn ngữ gì hay không? Có lẽ bạn chưa biết nên mới có câu "Mấy cái anh nêu trên em chưa học hết thiệt nhưng cái anh văn căn bản thì hình như em học rồi Em cũng đang trao dồi thêm tiếng anh nhưng tại sao có sẵn tài liệu tiếng việt mà không đọc lại phải cắm mắt ra dịch tài liệu tiếng anh chi cho cực. Em nghĩ đó cũng là mục đích mà những tác giả đã dịch sách sang tiếng việt." Thế giới mà chúng ta đang sống đã chuyển sang thời kì thế giới phẳng, có nghĩa là không phân biệt quốc gia tôn giáo, đẳng cấp, dân tộc, ngôn ngữ... vì lúc này thế giới đã sử dụng chung 1 thứ tiếng. Và nhất là trong IT, sợi dây kết nối tất cả mọi người lại chính là English. Bạn có thể phản bác: tôi không biết tiếng anh tôi vẫn có thể học IT, vẫn có việc làm, vẫn đủ nuôi sống bản thân.Vâng, hoàn toàn đúng, thế nhưng bạn vẫn ở tầng đáy hoặc cùng lắm là tầng trung của xã hội. Bạn có muốn sau khi ta phấn đấu học xong, để rồi ta cũng đi làm thuê làm mướn, hay làm công nhân như bao người khác? Thế lí do tại vì sao? Mình hỏi bạn: bạn học kiến thức IT từ đâu? Từ sách tiếng việt Thế ai dịch? Người dịch này có đủ trình độ để chuyển hoàn toàn kiến thức của tác giả sang tiếng viêt? Người dịch này có đủ thời gian để dịch hết toàn bộ sách tiếng anh IT sang tiếng việt? Người dịch này có đủ khả năng để dịch những cuốn sách mới nhất về mặt kiến thức? Xin trả lời rằng không. Khi bạn cầm trên tay 1 cuốn sách tiếng việt, điều đó có nghĩa là những kiến thức đó đã lỗi thời, những kiến thức quá sơ đẳng mà không 1 công ty nào cần công nhân như thế. Nói như thế có phần hơi quá, nhưng sự thật là vậy, bạn chỉ có thể học IT bằng tiếng nói chung của cộng đồng IT: tiếng anh Tiếp theo, bạn xem thử những nhân vật đỉnh cao trong IT, những nơi bạn có thể trau dồi và học tập những kiến thức bổ ích, họ dùng ngôn ngữ gì? Vậy làm cách nào bạn có thể nâng tầm bản lĩnh mình lên khi bạn chỉ như "1 con ếch trong giếng", hãy vươn ra đại dương thì mới biết biển cả rộng lớn như thế nào Và cuối cùng là nơi để ta thi thố tài năng. Bạn hãy xem thử IT của việt nam với IT của thế giới. Nơi nào rộng lớn hơn? Và bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình Cho nên cuối cùng vẫn là English. Mình chỉ khuyên bạn vài lời như bao người khác đã từng hỏi: nếu bạn không sử dụng thành thạo tiếng anh thì bạn nên chọn ngành khác để học. Thế thông thạo ở đây có nghĩa là gì? Là sử dụng tiếng anh như tiếng việt, là nói được, là nghe được, là viết được, là đọc được. Để đạt đến trinh độ như trên thì không phải đơn giản, và chúng ta chỉ có thể lừa dối người khác chứ không thể nào lừa dối bản thân, vì có rất nhiều người "tiếng anh như gió", nhưng thực ra chỉ là "thùng rỗng kêu to" Khi bạn đã đạt đến trình độ tiếng anh như trên thì chỉ cần bạn xem thời sự nước ngoài, đọc các bài báo cáo về tình hình kinh tế, việc làm trên thế giới trong lĩnh vực IT, thì lúc đó bạn sẽ tự biết mình nên học gì để kiếm ra tiền, và học cái gì được cho là có ích Vì dài nên thôi, viết dài nữa "anh già" vào tóm cổ thì khổ | |