3 thg 7, 2013

Câu hỏi 3

meoconthaman wrote:



1.Tài năng mà anh MON muốn nói đến có phải là khả năng không ? Anh cũng nói khả năng của con người là vô hạn, nếu có thì chỉ có giới hạn về tầm nhìn, sự hiểu biết... nếu thế sẽ không có thước đo hay chuẩn mực cho tài năng ?


2. Tài năng là chỉ số IQ gì đó hay còn gọi là chỉ số thông minh phải không anh...theo em được biết nó được đo bằng điểm số, em chưa test kiểu này bao giờ. Anh test chưa ? smilie


3. Anh nói : có thêm tài năng thì thành công đến sớm, còn không có thì nó đến muộn, như vậy là nó hoặc Không Có, nếu thế nó sẽ phụ thuộc vào từng chủ thể phải không anh, vậy sinh ra đã có người có chỉ số IQ cao hơn người kia, có người giầu và người nghèo, kẻ dốt và kẻ giỏi... vì thế lại có câu: văn ôn võ luyện hay cần cù bù thông minh ( người thông minh thì không cần cần cù ) = có công mài sắt có ngày nên kim... ý muốn nói tài năng hay thông minh có thể luyện được ?
 


Việc làm đầu tiên của em là đọc lại toàn bộ những bài anh viết, mỗi lần đọc xong thì em phải cố gắng liên kết các bài viết lại thành 1 chuỗi để hiểu được những gì anh muốn nói

Anh trả lời câu hỏi của em, mặc dù câu trả lời đã có trong các bài viết trước

1 và2: Anh chưa bao giờ đụng tới vấn đề liên quan đến IQ, và những thiên tài mà anh biết họ cũng nói điều đó. Vì chỉ số IQ nó chẳng liên quan gì đến tài năng của em hết-tóm lại thước đo tài năng của anh với người khác nó không giống nhau. Cái này đã nói

Một bên: Tri thức là sức mạnh-đụng cái gì cũng biết, đánh trắc nghiệm thì 100% nhưng chả làm được gì để cải thiện cuộc sống bản thân và xã hội

Bên còn lại:Tri thức là sức mạnh khi và chỉ khi nó giúp chúng ta thay đổi cuộc sống. Cái này anh đã nói rất nhiều lần, nhắc lại nữa thì nó nhàm

Cụ thể: anh không biết tên đường nơi anh sống, không biết lịch sử, địa lí.... Vì đối với anh biết cái này để làm gì. Nếu muốn đi đâu: kêu taxi. Nếu muốn biết lịch sử: google...

Vấn đề nó là ở chỗ đó: những thứ em biết nó vốn dĩ chả để làm gì-hiểu anh nói chỗ này không?-mà chả để làm gì thì có biết hay không biết cũng như nhau

3. Cái này anh cũng đã nói và em không chịu đọc kỹ các bài anh viết: Đầu tiên em phải biết mình muốn cái gì?

Muốn kiếm tiền: đầu tư thời gian học cách kiếm tiền

.........................

Mấy cái này không nói nữa vì nó nhàm


Nhân meoconthaman hỏi Doremon nhắc lại luôn: Nếu các bạn không ứng dụng được những tri thức mà Doremon cung cấp thì thật phí cho các bạn, và bằng chứng là các bạn vẫn chưa ứng dụng bao nhiêu bởi vì vẫn còn có những câu hỏi ngớ ngẫn. Doremon liên kết phần nào các bài viết cho các bạn như sau

Đầu tiên các bạn muốn giàu thì theo qui luật kinh tế học: Bắt buộc các bạn phải làm Business Owner và Investor-Vì đây là 2 nhóm kiểm soát toàn bộ quyền lực và tiền tệ trên thế giới

Hai nhóm này Business Owner và Investor: học các môn học, có cách tư duy, có quan niệm về cuộc đời, có tính cách... hoàn toàn khác với nhóm nghèo

Hai nhóm nghèo: lực lượng lao động chân tay và làm thuê như bác sĩ, kỹ sư...: tương tự như trên... họ hoàn toàn khác với nhóm giàu

Cái khác biệt Doremon đã phân tích ra, thế nhưng hầu như không ai thấy

Nhóm nghèo: làm theo lệnh, phải nghe lời... tóm lại họ luôn cần người chỉ đường
Nhóm giàu: ra lệnh.... tóm lại họ chỉ thị cho người khác phải làm

Nhóm nghèo: học các tri thức, tính cách để làm thuê
Nhóm giàu: học các tri thức, tính cách để ra lệnh

Và những lựa chọn mà Doremon đã phân tích-đọc lại sẽ thấy

Cho nên: Nếu ai đó muốn giàu mà không chịu làm Business Owner và Investor thì chỉ có nằm mơ-đây là nói trên cái chung, có nghĩa là có những người làm thuê họ vẫn giàu-nhưng cực kì ít và cực kì lâu. Lí do thì đã nói

Làm thuê: tiền lương hàng tháng-nó cố định, phải đi làm mới có tiền, hết làm thì hết tiền
Làm Business Owner và Investor: không cần làm vẫn đẻ ra tiền

Cho nên Doremon rất ngạc nhiên đó là có người muốn giàu như Bill Gates bằng cách đi làm thuê-đây quả là 1 điều ngây thơ không thể tưởng. Các bạn cho rằng Bill Gates ông ta giàu là nhờ tài năng code giỏi sau đó đi lãnh lương?

Một trong các khác biệt lớn nhất giữa 2 nhóm trên

Nhóm nghèo: chọn an toàn và không dám mạo hiểm
Nhóm giàu: chọn cơ hội và phải mạo hiểm

Cho nên nếu có chuyện cỏn con là nghỉ học mà các bạn đã đắn đo, lo sợ thì các bạn không bao giờ giàu. Vì để giàu nó đòi hỏi các bạn phải mạo hiểm.

Khi đã mạo hiểm thì các bạn sẽ gặp thất bại không sớm thì muộn-lúc này nhớ tới bài hai mặt đối lập-nhìn về phái trái của nó để đi lên...

Tóm lại: Doremon rất ngạc nhiên cho những ai muốn làm giàu nhưng vẫn còn giữ lại tính cách của nhóm nghèo-và đương nhiên các bạn nắm chắc phần thất bại

Cách giải quyết: đọc lại toàn bộ bài viết của Doremon để thay đổi càng nhanh càng tốt. Còn không thay đổi được thì đừng nghĩ đến chuyện thay đổi cuộc đời và làm giàu