3 thg 7, 2013

Nhóm 1-Nhóm 2

Chào tất cả smilie

Vẫn đang rất bận nên chưa viết thêm được bài nào, mặc dù số bài muốn viết vẫn còn nhiều. Nhân tiện trả lời câu hỏi cho bạn duongnhatthang, Doremon xin thông báo:

1. Những ai đã học theo topic này và thấy tiến bộ thì nên tiếp tục, còn những bạn yêu cầu Doremon viết tiếp phần 2, thì câu trả lời là đây: Các bạn cứ tiếp tục học và rồi cái gì nó đến thì sẽ đến. Cho nên hãy học hết phần 1 đi đã

2.Mặc dù Doremon đã viết rất cụ thể, nhưng tới giờ vẫn có người còn học sai. Có rất nhiều chỗ các bạn còn chưa hiểu, cho nên trước khi học các bạn nên đọc lại bài viết ở trang số 5-bài tóm tắt lại. Doremon chỉ nhắc nhở ở chỗ này: Nếu các bạn đã chịu học theo cách này thì ngữ pháp là thứ nên tránh xa. Như đã nhắc nhở ở bài đầu tiên, việc học ngữ pháp rất là tai hại cho phản xạ của các bạn, cho nên ai đó vừa học ngữ pháp vừa học theo cách này thì cũng được, các bạn vẫn tiến bộ, nhưng các bạn không bao giờ hoặc là rất lâu mới lên tới trình độ: nói mà không cần suy nghĩ, viết mà không cần tìm từ... Còn nếu ai đó thắc mắc: không học ngữ pháp thì làm sao nói hay, viết tốt....? Những câu hỏi như thế này sẽ được trả lời ở phần 2. Nhiệm vụ của phần 1 là các bạn phải nghe được, đọc được tiếng anh như tiếng việt, mặc dù có hiểu sai cái nghĩa, có đọc dở.... nhưng nó là cái nền để hình thành các phản xạ

3. Có nhiều bạn nhờ Doremon cung cấp tài liệu vì link đã die, nhưng Doremon không có thời gian. Cho nên ai đó cần tài liệu thì xin trong topic này, và bạn nào có thì giúp đỡ



duongnhatthang: Câu hỏi của bạn thật sự rất khó trả lời, Doremon cũng định triển khai các bài viết về Kinh tế Học để mở ra cho các bạn 1 thế giới mà trước giờ các bạn chưa biết. Cho nên bây giờ tạm thời nói với bạn thế này

Thế giới mà chúng ta đang sống chia làm 2 nhóm người:

1. Những người sống như những gì mà thế giới hiện có

2. Những người sống trong thế giới mà họ tự tưởng tượng ra

Không biết bạn muốn đứng vào nhóm nào, Doremon thì xin đứng ở nhóm 1. Nếu bạn đứng ở nhóm 1 thì đồng nghĩa bạn phải sống cho mình, chịu trách nhiệm cho các hành động của mình, sống vì ước mơ của mình

Nếu đứng ở nhóm số 2 thì đồng nghĩa bạn sống cho người khác-theo nghĩa ai học sao ta học vậy, ai bảo sao ta làm vậy, ai làm gì ta làm nấy, và cái nghề bạn học, cái ngành bạn làm đều cho người khác chọn cho bạn

Giữa 2 nhóm người này có quan niệm hoàn toàn khác nhau về cuộc đời, cách tư duy, cách học, chức vụ, tài sản... hoàn toàn khác nhau. Vì như đã nói, đây chưa phải là lúc để Doremon mở ra cho các bạn 1 thế giới mới, cho nên Doremon chỉ hỏi lại bạn câu này: Bạn muốn đứng vào nhóm nào?

Nếu đứng ở nhóm 2, thì nên học theo chương trình ở trường, ai học sao ta học vậy, ai học tài liệu gì ta học tài liệu đó... và đương nhiên mục đích của kiểu học này là gì: Thi lấy điểm cao, đạt được bằng giỏi. Đương nhiên điều này không ai cấm cản, nhưng Doremon hỏi thêm bạn 1 câu nữa: Thi lấy điểm cao, đạt được bằng giỏi... mang lại cho bạn cái gì? Nếu bạn cảm thấy lợi ích từ việc điểm cao, bằng giỏi... giúp bạn hạnh phúc trong cuộc sống thì nên theo nó

Nếu đứng ở nhóm 1, thì bạn nên học theo cách của Doremon, bởi vì cách học này được thiết kế ra nhằm mục đích: giúp bạn dùng Tiếng Anh như Tiếng Việt, có nghĩa là bạn có thể dùng nó vào thực tế cuộc sống. Và thực tế cuộc sống cũng trả lời cho bạn rằng: Người Việt dùng được tiếng việt, nhưng không có nghĩa rằng họ biết tiếng việt là gì, chỗ nào chấm câu, chỗ nào chấm phấy, lúc nào dùng câu nào...

Giữa 2 nhóm người này có 1 sự khác biệt, cụ thể nhất là chỗ này

Nhóm 2 đi theo quan niệm của Francis Bacon (1561 – 1626): Tri thức là sức mạnh

Tri thức là sức mạnh-điều này chỉ đúng 1/2 đối với nhóm 1, cụ thể: Tri thức là sức mạnh khi và chỉ khi nó giúp bạn thay đổi được cuộc sống

Rất tiếc, và thật sự rất tiếc khi Doremon không đủ thời gian để triển khai các bài viết về Kinh tế Học, để bạn đọc có 1 cái nhìn thấu đáo về thế giới này, bởi vì nó sẽ tiết kiệm cho các bạn nữa đời người đi đến thành công, lí do là ở đây: Phần lớn các tri thức, cách học mà nhóm 2 được đào tạo ở trường đều không áp dụng được vào thế giới như nó vốn có. Bạn đọc có thể phê phán, nhưng để giải thích câu nói trên thì nó cần 1 hệ thống các bài viết


duongnhatthang: Bạn hoàn toàn hiểu nhầm ý Doremon rồi, vì hiểu nhầm cho nên nhận xét của bạn Doremon không bình luận được. Còn việc chia thành 2 nhóm người, đây là kết quả của Khoa học- cụ thể là kinh tế học, chứ không phải là của Doremon bịa ra

Doremon có thể nói cụ thể với bạn thế này, mặc dù rất khó khăn, vì để dễ hiểu thì cần phải viết bài về Kinh tế Học, kèm theo các kết luận của nó

Tạm thời như thế này, thế giới này phân thành 2 nhóm

1. Nhóm 1 có những quan niệm của riêng họ, học những môn học của riêng họ, tư duy theo cách của riêng họ, nhìn đời theo cách của riêng họ... cho nên họ sẽ đạt được những thành tựu, chức vụ, thành công... tương xứng với môn học, tư duy, góc nhìn đời..

2. Nhóm 2 tương tự....

Giữa 2 nhóm người này là 2 thế giới gần như đối lập, cho nên thành tựu mà họ thu được gần như đối lập...

Những người mà bạn kể trên là thuộc nhóm 1 chứ không phải nhóm 2 như bạn hiểu nhầm


Để Doremon viết thêm cho bạn khỏi hiểu nhầm, việc bạn đứng ở nhóm nào không phải do ý muốn chủ quan của bạn, mà nó được quyết định bởi: môn học mà bạn theo đuổi, cách tư duy, góc nhìn đời, thành tựu thu được, ảnh hưởng tới xã hội...

Và Doremon cũng không hề nói rằng, nhóm nào là tốt hơn nhóm nào, cái mà Doremon muốn nói với bạn: Kết quả mà 2 nhóm này thu được hoàn toàn khác nhau. Cho nên nếu bạn thất bại trong cuộc sống, không thu được thành tựu gì, thì cái mà bạn cần thay đổi đó là: học những môn học, học cách tư duy của những người mà họ thu được thành tựu lớn, có ảnh hưởng mạnh lên xã hội

Đương nhiên không ai bắt ép bạn thay đổi trừ khi bạn không muốn, nhưng muốn thay đổi được, ví dụ từ nghèo sang giàu, từ thấp lên cao, từ thất bại tới thành công... thì Doremon đã phần nào cung cấp con đường mà bạn phải đi: phải nhìn đời theo cách của người thành công, phải tư duy theo cách của người thành công, phải học môn học mà người thành công đã học...

Tạm thời là vậy


night1211 wrote:

E đang rất rối, mong các bác có thể cho e lời khuyên cho tình trạng của e hiện giờ

Giới thiệu sơ chút hiện giờ e đã tốt nghiệp ngành cntt chuyên ngành phần mềm, hiện giờ e đang đeo đuổi lĩnh vực di động (iOS). Ba mẹ e có ý mún e học lên cao học nữa thay vì đi làm (hiện tại e chưa hề đi làm), nhưng e đang rất phân vân giữa việc học lên tiếp chuyên ngành của mình hay là rẽ qua kinh tế.

Phần là vì riêng chuyên ngành e cảm thấy bản thân học hỏi nhanh hơn người khác, có thể nắm nhanh hiểu nhanh các vấn đề về lập trình, khả năng tư duy của e cũng khá, nói rõ hơn là trong 1 lớp học e thường nắm nhanh hơn người khác, e ko rõ trong đi làm e như thế nào vì e chưa đi làm bao giờ. Nhưng khả năng toán học e có giới hạn, và đó lun là thứ khiến e cảm thấy thiếu tự tin trong ngành này.

Còn bên kinh tế e cũng cảm thấy có hứng thú gần đây, bản tính e dễ hoà nhập, xông sáo năng động ham học nhưng nhiều người nói tánh e ko đê tiện đc nên phải suy nghĩ kĩ việc theo kinh tế. E còn có mục tiêu là sẽ tự lập đc 1 công ty riêng về lĩnh vực di động.

Theo các bác e có nên rẽ ngành ngay bây giờ để chuẩn bị cho tương lai? 


Doremon có thể giúp bạn gỡ rối về vấn đề này như sau:

1. Bạn hiểu nhầm về vấn đề kinh tế- cụ thể đoạn màu cam: Ai nói làm kinh tế là phải đê tiện? Và những người nói câu này hiện giờ đang đứng ở đâu?

2. Bạn không có một cái nhìn tổng quát về con đường mình muốn đi. Cụ thể là lập ra công ty tư nhân. Tại sao bạn không tham khảo các nhân vật đang đứng đầu những công ty thuộc hàng top trên thế giới, mà lại nghe lời khuyên của "nhiều người nào đó"-những người vốn dĩ có thể nói là không biết chút gì về vấn đề mà bạn muốn hỏi

Doremon gởi bạn công thức của những tên tuổi số 1, số 2... thế giới về vấn đề lập công ty tư nhân. Để làm được điều này bạn phải đảm bảo 3 điều kiện:

1. Có một nền tảng vững chắc về tài chính cụ thể: Vision, Accounting, Investing, Selling, Negotiation, Management and Leadership

2. Có 1 kinh nghiệm thương trường

3. Có tiền

Trong 3 điều kiện này thì điều kiện đầu tiên là quyết định và nó là cái đến trước. Bạn có thể lập công ty bằng kinh nghiệm và tiền, mà không cần các kỹ xảo trên, nhưng công ty này có thành công hay không thì thời gian sẽ trả lời.

Khi xây dựng được nền móng về điều kiện 1, tiếp theo là xông pha ra chiến trường để tích luỹ kinh nghiệm và kiếm tiền. Sau đó hãy nghĩ tới chuyện lập công ty

Cho nên cái mà bạn cần làm bây giờ là tiếp tục đi học, còn muốn mở công ty thì học những thứ mà Doremon đã liệt kê. Không có những kiến thức đó thì lựa chọn tốt nhất là đi làm thuê, còn vì sao phải cần chúng thì bạn có thể tham khảo các nhân vật đang điều hành các tập đoàn khổng lồ, hay các công ty thành công vang dội.