5 thg 7, 2013

Phương pháp giải quyết khó khăn phần I - Giải mã những câu đố

2/6/2013 HCM

Vào một ngày nào đó mà ta không nhớ rõ. Cuốn sách "Cuộc đối thoại giữa Ptoleme và Copernicus" ra đời. Nội dung của cuốn sách này là nhằm chứng minh cho sự đúng đắn của học thuyết Nhật Tâm-xem mặt trời là trung tâm do Copernicus xây dựng, và bác bỏ sai lầm của Kinh Thánh

Khi cuốn sách được tung ra thì bản thân tác giả cũng biết được điều gì sẽ đến. Đức Giáo Hoàng Urban VIII gào lên trong tức giận khi ông ta nhận được cuốn sách này trước mặt các vị Hồng Y Giáo Chủ: " Đây là cái gì? Các vị đã đọc thứ nọc độc của quỉ dữ này chưa?"

Mấy vị Hồng Y liếc nhìn qua bìa sách "Cuộc đối thoại giữa Ptoleme và Copernicus", hầu như chưa một ai đọc cuốn sách này nhưng họ cũng biết được điều gì sẽ xảy ra

Giáo Hoàng Urban gầm lên: "Đây là một cuốn sách chống lại Chúa do một kẻ bội giáo viết ra, tên hắn là Galilei, hãy đưa ngay hắn về Rome"

Một vị Hồng Y rụt rè lên tiếng: "Thưa đức thánh cha tôn kính, con người này được cả Châu Âu biết đến tên, hơn nữa ông ta đã già yếu, bệnh tật và đang cố gắng sống những ngày cuối đời..."

Đức Giáo Hoàng vẫn không nguôi giận: "Nếu hắn không đi được bằng đôi chân của chính mình, thì hãy cho cáng khiên hắn đến ngay trước toà án Giáo Hội"

Ngay lập tức một nhóm người tiến về Florence. Khi người ta báo tin dữ này cho Galilei thì đúng lúc ông ta đang cắm cúi trên bàn làm việc, ông đón nhận nó với một thái độ bình thản, ông chỉ nói với người nhà: "Mang cho ta một cốc sữa nóng và đừng ai quấy rầy ta cho đến ngày sáng mai"

Ngày hôm sau Galilei cùng một người học trò xứng đáng kế tục sự nghiệp của mình là Torricelli thẳng tiến về Rome. Sau một thời gian dài xét xử thì Galilei đã đồng ý thừa nhận sai lầm của mình và được sống trong sự quản thúc của Giáo Hội cho đến chết

Những người chứng kiến sự việc này cho rằng Galilei là kẻ hèn nhát, thế nhưng có mấy ai hiểu được nỗi lòng của ông ta, Galilei tự tâm sự với chính mình: "Ta cần phải vượt qua ranh giới giữa sống và chết, giữa vinh quang và tủi nhục, giữa danh dự và nhân phẩm, lúc này đây ta cần phải sống để làm hết những gì mà mình phải làm"

Bắt đầu từ ngày đó Galilei không hề tiếp xúc với ai ngoại trừ Torricelli và ông làm việc quá mức đến nỗi mù cả hai mắt. Sau khi ông chết đi thì trên bia mộ của Galilei người ta thấy có dòng chữ: "Ông đã mất đi thị giác vì trong thiên nhiên không có cái gì mà ông không nhìn thấy được"

Giải mã những câu đố

Trong bài viết hai mặt đối lập Doremon đã cung cấp cho các bạn thông tin: bất cứ một câu hỏi nào cũng tồn tại câu trả lời tương ứng với nó. Và bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn công cụ để từ đó các bạn có thể tìm ra bất cứ một câu trả lời nào cho những khó khăn mà các bạn đối mặt

Đây được xem là bài viết cực kì quan trọng trong loạt bài của Doremon, bởi vì nó giúp cho các bạn rèn luyện khả năng tư duy của các thiên tài, và từ đó giúp cho các bạn thấy được những thứ mà phần đông nhân loại không ai thấy

Vì tầm quan trọng của bài viết cho nên Doremon sẽ cố hết sức mình để truyền lại cho các bạn những gì mà Doremon có thể làm, bời vì không ai có thể phủ nhận điều này: muốn giúp các bạn tư duy như thiên tài thì ít ra người giúp các bạn phải là thiên tài.

Doremon không biết mình có phải là thiên tài hay không và Doremon cũng không quan tâm tới mấy thứ đó thế nhưng bài viết này sẽ giúp các bạn tư duy giống Doremon, và Doremon thì lại học cách tư duy của thiên tài. Bởi vì các thiên tài họ đã chết cho nên dù những nhà khoa học có đầu tư thời gian và tiền bạc để nghiên cứu họ thì cũng không ai đảm bảo được rằng họ đúng

Doremon lấy ví dụ, đó là có rất nhiều người đi nghiên cứu cách tư duy của Einstein và Leonardo da Vinci, thế nhưng có ai đảm bảo rằng những nghiên cứu của họ là chính xác, bởi vì Einstein và Leonardo da Vinci đã chết. Nếu thật sự những nghiên cứu này là đúng thì bản thân người nghiên cứu ít ra cũng gần bằng Einstein và Leonardo da Vinci. Thế nhưng theo Doremon được đọc thì nó không phải vậy

Có nghĩa là nếu như Einstein và Leonardo da Vinci còn sống và họ chỉ người khác cách tư duy thì may ra người học mới gần đạt tới đẳng cấp đó

Doremon trình bày như thế để các bạn biết được rằng, Doremon học cách tư duy của rất nhiều bậc thiên tài, đương nhiên việc học này chỉ thông qua những gì mà họ viết hoặc các công trình nghiên cứu về họ, bởi vì các thiên tài này đã chết, và sau đó phân tích, tổng hợp... để hình thành nên cách tư duy cho riêng mình.

Có nghĩa: Doremon sẽ giúp các bạn tư duy như Doremon chứ không phải giúp các bạn tư duy như Einstein, bởi vì các bạn muốn tư duy như Einstein thì chỉ có 1 cách: Einstein sống dậy và dạy cho các bạn-đương nhiên điều này là không bao giờ xảy ra. Và cách tư duy của Doremon thì nó lại là sự phối hợp của rất nhiều thiên tài và rất nhiều lĩnh vực, cho nên: hoặc là Doremon thua họ hoặc là Doremon hơn họ chứ không thể nào Doremon là họ

Để viết bài viết này thì Doremon đã suy nghĩ rất nhiều đó là có nên viết hay không và viết như thế nào. Bởi vì các bạn phải biết một điều: truyền lại cách tư duy cho các bạn không phải là điều đơn giản-và đây là chỗ mà Doremon tin rằng mình hơn các bậc tiền bối dù cho đó có là ai.

Ví dụ như Bill Gates-ông ta rất giỏi thế nhưng tại sao ông ta lại không giúp người khác giỏi như mình? Có thể ông ta không muốn làm hoặc ông ta không làm được

Nói dễ hiểu như thế này: Có 1 người đầu bếp giỏi và người này có thể làm ra những món ăn ngon từ những nguyên liệu bình thường. Cái giá trị của người đầu bếp là ở chỗ: cách họ chế biến món ăn

Nếu như người đầu bếp này có thể giúp cho người khác chế biến món ăn y như ông ta thì đồng nghĩa với việc sẽ có hàng trăm, hàng triệu đầu bếp giỏi. Các bạn có nhận thức được vấn đề mà Doremon muốn nói hay không?

Nếu như Einstein có thể chỉ cho người khác cách mà ông ta tư duy để phát minh ra thuyết tương đối thì sẽ có hàng trăm, hàng triệu Einstein

Nếu như Bill Gates có thể chỉ cho người ta cách mà ông ta xây dựng nên Microsoft thì lúc này sẽ có hàng trăm hàng triệu Bill Gates

Cụ thể: nếu như các thiên tài có thể chỉ cho người khác cách tư duy thì sẽ có hàng trăm, hàng triệu thiên tài

Câu hỏi còn lại: Tại sao họ không làm?

Giả sử nước Việt Nam chúng ta Giáo Sư Ngô Bảo Châu có thể giúp các thế hệ đi sau tư duy như ông ta thì đất nước Việt Nam sẽ như thế nào?

Một lần nữa Doremon hỏi các bạn lại câu này: Các bạn có nhận thức được vấn đề mà Doremon muốn nói hay không?

Người ta than vãn về đất nước Việt Nam không có người tài, thế tại sao những người tài nhất của đất nước Việt Nam lại không giúp người khác thành người tài?

Bất cứ một tổ chức hay tập đoàn hay đất nước nào cũng vậy, nếu có được người tài và tiến hành "quá trình copy" thì sẽ sản sinh ra biết bao nhiêu người tài

Một nhà hàng có được đầu bếp xuất sắc và một quá trình copy thì chỉ cần những đầu bếp tồi đi qua quá trình copy thì họ cũng sẽ trở thành người xuất sắc

Cho nên với câu hỏi: Tại sao các thiên tài lại không giúp người khác thành thiên tài như họ? thì Doremon cho các bạn câu trả lời như sau:

1. Họ muốn ôm giữ tài năng của mình cho đến chết

2. Họ không đủ bản lĩnh

Và trường hợp 2 là chiếm tới 99%, điều này đã được xác nhận qua thực tế lịch sử. Có biết bao bậc thiên tài họ cũng có con cái, thế nhưng con của họ có ra trò trống gì không? Con của thiên tài âm nhạc Mozart chỉ là nhạc sĩ hạng xoàng... còn hàng đống ví dụ như thế nếu như các bạn chịu tìm hiểu.

Bởi vì việc các bạn truyền cho người khác công thức nấu ăn thì nó đơn giản hơn nhiều là truyền lại công thức tư duy. Và theo những gì được đọc thì Doremon cung cấp cho các bạn điều này: Những bậc thiên tài họ cũng không biết được tài năng của mình từ đâu mà ra thì làm sao họ chỉ cho người khác-cụ thể là họ không biết được cách mà họ tư duy

Doremon lấy ví dụ: Để đi từ A đến B thì các bạn phải cần phương tiện có thể là đi bộ, xe đạp, xe máy, máy bay... Và tuỳ vào phương tiện mà thời gian đi từ A đến B sẽ khác nhau. Trong ví dụ này thì đi máy báy là nhanh nhất

Tương tự cho cách tư duy, đó là có những câu hỏi hay những vấn đề khó khăn mà tuỳ vào cách tư duy thì vấn đề đó có thể được giải quyết hoặc không và giải quyết nhanh hay chậm. Thế nhưng có một điều chắc chắn: tồn tại cách tư duy để các bạn giải quyết vấn đề khó khăn một cách nhanh nhất và hoàn hảo nhất

Vậy cách tư duy đó là cách nào? Nếu như các bạn gặp khó khăn như thiếu tiền hay đau khổ và các bạn không giải quyết được thì cái sai lầm mà các bạn đối mặt: các bạn tư duy lộn cách.

Tóm lại:

Muốn thành thiên tài thì các bạn phải tư duy y như thiên tài

Muốn thành người giàu thì các bạn phải tư duy y như người giàu

Muốn giải quyết khó khăn thì các bạn phải tư duy theo cách của người giải quyết được khó khăn

Vấn đề còn lại: Làm cách nào để tôi tư duy được y như họ? Để làm được điều này thì các bạn phải đảm bảo như sau:

1. Bỏ cách tư duy cũ-cách tư duy khiến các bạn chỉ là người bình thường

2. Học cách tư duy mới-cụ thể là học cách tư duy của Doremon-đương nhiên không ai ép các bạn làm điều này, và bài viết này chỉ dành cho những ai muốn học cách tư duy của Doremon

Muốn thay đổi cách tư duy thì nó không phải một sớm một chiều, cho nên để thay đổi một cách nhanh nhất thì các bạn phải đọc bài viết này nhiều lần-mục tiêu là để lập đi lập lại và luyện tập những bài tập mà Doremon yêu cầu

Trước khi bắt đầu bài viết thì Doremon mô tả sơ bộ. Để giải quyết bất cứ một khó khăn nào mà các bạn đối mặt thì các bạn chỉ có 2 con đường

1. Copy cách giải quyết của người khác.

Lấy ví dụ nếu như các bạn thiếu tiền thì các bạn chỉ cần tìm ra người có nhiều tiền và copy phương pháp của họ. Để làm được điều này thì yêu cầu là các bạn phải đọc sách, các bạn phải biết được cách mà họ làm thì các bạn mới copy được. Cho nên chỉ cần đọc sách nhiều thì không có một khó khăn nào mà các bạn không giải quyết được

Thế đọc sách gì, đọc bao nhiêu... Cái này lại quay về Nguyên Lý 20/80: các bạn chỉ cần đọc những cuốn sách giá trị nhất và phần quan trọng nhất

Doremon cung cấp thông tin cho các bạn, hiện trong Laptop của Doremon có số lượng sách bằng Tiếng Anh là khoảng 80.000-viết bằng số là tám mươi nghìn cuốn. Số lượng sách này bao trùm đủ mọi lĩnh vực mà Doremon quan tâm, lúc này Doremon áp dụng Nguyên Lý 20/80 như sau:

-Phân loại 80.000 cuốn này theo từng lĩnh vực như kinh tế học, logic học....

-Sau khi phân loại xong thì lựa ra trong đống đó mỗi loại là 50 cuốn đáng đọc nhất. Có nghĩa là mỗi lĩnh vực mà Doremon quan tâm thì Doremon chỉ chọn ra 50 cuốn

-Tiếp tục phân loại là trong 50 cuốn ở từng lĩnh vực thì lựa ra tiếp 5 cuốn đáng đọc nhất...

Tóm lại ý đồ của Doremon là như thế này

-Hốt hết tất cả sách ở lĩnh vực mà mình quan tâm trong khả năng có thể-ở đây là được 80.000 cuốn. Vì lượng sách càng nhiều thì những sách có giá trị nó càng tăng

- Phân loại và lựa ra cái đáng đọc nhất-vì thời gian không cho phép

Ngay tại chỗ này thì Doremon đã hơn các bạn nhiều lần, bởi vì giả sử tất cả mọi người cùng bỏ ra 1 ngày 4 tiếng đọc sách. Thế nhưng các bạn lại đọc sách linh tinh hoặc ít giá trị, còn Doremon thì lại đọc sách giá trị nhất

Cụ thể 1 tháng đọc sách của Doremon thì lượng thông tin giá trị mà Doremon thu được bằng các bạn tích góp cả vài năm thậm chí vài chục năm-các bạn thấy được ứng dụng của Nguyên Lý 20/80 chưa

Các bạn có thể hỏi: làm cách nào để kiếm ra nhiều sách đến như vậy? Câu trả lời là google, Doremon có thể mô tả quá trình tìm sách của mình cho các bạn tham khảo, nhưng đây là phần của các bạn.

2. Copy cách tư duy của người khác-và đây mới là chủ để chính của bài viết

Lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu

Có 2 người đầu bếp cùng chế biến ra 1 món ăn thì cái quyết định ai làm ra món ăn ngon hơn là do 2 nguyên nhân sau: Nguyên liệu làm món ăn và tay nghề để chế biến món ăn

Cụ thể

Nguyên liệu làm món ăn nó chính là: chất lượng thông tin đầu vào

Tay nghề để chế biến món ăn nó chính là: cách mà các bạn tư duy

Tóm lại nếu như các bạn muốn giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất thì các bạn phải có được thông tin chất lượng nhất và tư duy theo cách tốt nhất

Để đảm bảo cho tính chính xác cũng như giá trị của bài viết thì Doremon trình bày luôn: Cách tư duy của Doremon được xây dựng trên 4 thành phần sau:

1. Triết học duy vật

2. Phân tâm học của Sigmund Freud

3. Logic học

4. Cách tư duy của các thiên tài cụ thể là: Socrates, Sherlock Holmes, Einstein và Leonardo da Vinci

Đối với các thiên tài thì thật ra Doremon đọc rất nhiều, nhưng may cho chúng ta thì hầu như những thiên tài đều tư duy theo cùng 1 kiểu, có nghĩa là Bill Gates ông ta tư duy cũng gần giống như Leonardo da Vinci hay Einstein... có điều nó khác nhau về lĩnh vực và thời đại. Cho nên Doremon chỉ nêu đại diện là 4 người này

Chưa đi vào bài viết thế nhưng phần mở đầu đã rất dài, và Doremon có ý đồ khi làm vậy. Bởi vì bài viết này không dễ hiểu cho nên Doremon muốn lập đi lập lại những gì mình muốn nói nhiều lần. Và bây giờ thì nên đi vào phần chính

Quá trình nhận thức hay quá trình tư duy

Để giải quyết được các khó khăn thì cái đầu tiên mà các bạn cần phải biết đó là quá trình nhận thức của bộ óc hay cụ thể là quá trình mà bộ óc các bạn nó tái tạo và xử lí thông tin

Lấy ví dụ như cái máy tính cho dễ hiểu, các bạn nạp vào 2 máy tính cùng số liệu như 400 và 300. Kết quả mà 2 máy tính đưa ra sẽ khác nhau hoặc giống nhau là phụ thuộc vào quá trình xử lí thông tin. Có thể máy tính 1 nó sẽ làm phép cộng là 400 + 300=700, còn máy tính 2 sẽ làm phép trừ là 400-300=100

Tương tự cho con người, có 2 người cùng thu nhận 1 lượng thông tin như nhau, thế nhưng kết quả họ đưa ra lại khác nhau. Cụ thể nhất là topic này, có rất nhiều người cùng đọc bài viết của Doremon thế nhưng việc các bạn hiểu bao nhiêu và ứng dụng được bao nhiêu là phụ thuộc vào mỗi người, và cái khác biệt nó là ở chỗ này: quá trình mà bộ óc các bạn xử lí thông tin

Cho 2 con người là Bill Gates và người bình thường. Cả 2 người này cùng đọc về 1 bài báo liên quan đến IT, thế nhưng kết quả mà họ đưa ra là khác nhau, bởi vì quá trình xử lí thông tin của 2 bộ óc này là khác nhau cụ thể là Bill Gates với người bình thường

Cho nên chỉ cần các bạn biết được quá trình mà bộ óc các bạn nó xử lí thông tin thì việc các bạn muốn cho ra kết quả nào là hoàn toàn nằm trong tầm tay của các bạn

Một lần nữa Doremon nhắc lại: Doremon sẽ cố gắng mô tả nó trong khả năng có thể và khiến các bạn dễ hiểu nhất bởi vì đây là điều mà Doremon có thể làm, và biết đâu có người sẽ làm điều này tốt hơn Doremon

Trước hết bất cứ một sự vật nào trong tự nhiên cũng nằm trong mối quan hệ, có nghĩa là chúng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau có thể là lí hoá sinh...

Lấy ví dụ như các bạn, các bạn luôn tác động lên các sự vật xung quanh mình như các bàn, cái ghế... và sự tác động này khiến cho các bạn có được thông tin từ chúng, như các bạn thấy được cái ghế, cái bàn... Thuộc tính này được gọi là thuộc tính phản ánh của sự vật

Phản ánh đó là sự tái tạo lại những đặc điểm của một hệ thống vật chất này lên một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Và đây chính là cái mà Doremon đã nói ở bài Phân Tâm học đó là Ý THỨC (viết hoa) hay tâm hồn hay linh hồn

Có nghĩa là hình ảnh mà các bạn đang có trong đầu hay cái mà các bạn gọi là Tâm hồn hay Linh hồn-đó là sự tái tạo lại hình ảnh của thế giới bên ngoài vào bên trong bộ óc một cách năng động và sáng tạo

Doremon tô đậm cụm từ "một cách năng động và sáng tạo" để nhấn mạnh cho các bạn thấy: không một ai tái tạo thế giới bên ngoài vào bên trong bộ óc như nhau

Ví dụ: có 2 con người cùng nhìn 1 sự vật thế nhưng có người lại khen có người lại chê. Có 2 con người cùng ăn một món ăn và cũng khen chê khác nhau

Các bạn hiểu ý Doremon muốn nói hay không? Đó là giả sử có 2 con người là Bill Gates và người bình thường, cả 2 người này học cùng 1 lớp, cùng thầy, cùng giáo trình... có nghĩa là thông tin mà họ thu nhận là giống nhau, thế nhưng Bill Gates là Bill Gates bởi vì ông ta đã tái tạo và xử lí thông tin theo cách nào đó khiến cho ông ta là Bill Gates.

Và bây giờ chúng ta hãy xem thử quá trình mà bộ óc chúng ta nó xử lí thông tin là như thế nào?

Nhắc lại đó là bộ óc của các bạn nó giống như cỗ máy tính và nó được nạp vào thông tin thông qua 5 cơ quan cảm giác-thuộc tính này Doremon đã nói đó là thuộc tính phản ánh. Còn thông tin sau khi nó đi vào bộ óc các bạn để từ đó các bạn cảm nhận được thế giới bên ngoài-cái này là cái các bạn gọi là Tâm hồn hay Linh hồn hay Ý THỨC (viết hoa)

Còn quá trình mà thông tin nó đi vào bộ óc thông qua 5 cơ quan cảm giác và được xử lí ra sao đó thì được gọi là quá trình nhận thức hay quá trình tư duy. Như vậy nhận thức hay tư duy là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo

Quá trình tư duy hay nhận thức của con người thì nó gồm 2 cấp độ là: tư duy cảm tính và tư duy lí tính

1. Tư duy cảm tính hay còn gọi là nhận thức cảm tính: đây là giai đoạn mà các bạn dùng 5 cơ quan cảm giác của mình để cảm nhận các sự vật nó gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng

-Cảm giác: đây là giai đoạn các bạn cảm nhận sự vật thông qua 5 cơ quan cảm giác

-Tri giác: giai đoạn các bạn tổng hợp nhiều cảm giác lại để có được hình ảnh tương đối toàn vẹn của sự vật

-Biểu tượng: đây là giai đoạn các bạn hình thành nên hình ảnh hay biểu tượng nào đó trong đầu của sự vật bên ngoài

Lấy ví dụ cho dễ hiểu. Các bạn thu nhận hình ảnh của cái bàn thì

Cảm giác: các bạn nhìn nó, sờ nó.. tóm lại là có được cảm giác của cái bàn

Tri giác: các bạn tổng hợp lại toàn bộ những cảm giác về cái bàn mà các bạn có

Biểu tượng: các bạn sẽ hình thành hình ảnh của cái bàn trong đầu

Đây là cái khác biệt đầu tiên của thiên tài với người thường

Lấy ví dụ tiếp tục cho dễ hiểu. Giả sử có 2 người đàn ông gặp 1 người phụ nữ thì 2 người này sẽ cảm nhận người phụ nữ hoàn toàn khác nhau với lí do

Cảm giác: 2 người đàn ông nhìn vào cái gì của người phụ nữ? Có người thì thích nhìn phần trên, còn có người thì phần dưới... tương tự là họ có thể đụng chạm đến người phụ nữ này hay không như bắt tay hoặc trò chuyện...

Từ đó dẫn tới tri giác và biếu tượng về người phụ nữ nó cũng khác nhau

Các bạn hiểu ý Doremon muốn nói hay không? Các khác biệt đầu tiên nó là chỗ đó. Giả sử cho thiên tài và người thường cùng đọc 1 cuốn sách thì Doremon cam đoan rằng mức độ chú ý sẽ là khác nhau

Có thể:

Người bình thường: đọc từ trên xuống dưới như nhau

Thiên tài: họ chỉ chú ý đến vài từ hoặc vài dòng và quên tất cả các phần còn lại

Mốu chốt là chỗ đó: họ chỉ thu nhận thông tin giá trị nhất và không đếm xỉa tới những thứ còn lại-ở điểm này thì họ đã vô tình hay cố tình áp dụng Nguyên Lý 20/80

Thế câu hỏi đặt ra ở đây đó là: cái gì được coi là giá trị nhất? Để trả lời câu hỏi này thì nó tuỳ thuộc vào mỗi người, bởi vì mỗi chúng ta có thước đo khác nhau về cuộc sống, thế nhưng dù các thiên tài họ có khác nhau đến mấy thì họ vẫn có điểm chung: chỉ lượm thứ giá trị nhất

Ví dụ như cho Donald Trump và người khác cùng tuyển nhân viên thì:

Người khác: có thể họ chú ý đến bằng cấp, địa vị... của người xin việc

Donald Trump: ông ta sẽ chú ý đến giá trị của người xin việc, có nghĩa là nếu người xin việc có giá trị thì người này có bỏ học từ nhỏ... thì Donald Trump cũng chả quan tâm

Cho nên bài tập đầu tiên mà các bạn phải luyện:

1. Các bạn phải xác định mình muốn cái gì?

2. Xác định được thứ nào là quan trọng?

3. Tập trung vào thứ đó

Lấy ví dụ như Doremon, khi Doremon đọc sách về lĩnh vực kiếm tiền, thì trang nào, dòng nào mà trình bày về cách kiếm tiền thì Doremon đọc và tập trung, còn những trang viết về tiểu sử hay kể chuyện linh tinh thì Doremon bỏ qua...

2. Tư duy lí tính hay nhận thức lí tính đây là giai đoạn các bạn xử lí thông tin của sự vật mà các bạn thu nhận được từ nhận thức cảm tính

Lấy ví dụ đó là có 10 con số từ 0,1,2...9. Mười con số này tương ứng với 10 sự vật mà các bạn thu nhận được từ nhận thức cảm tính như các bạn cảm nhận được cái nhà, cái bàn, cái ghế...

Sau khi thu nhận thông tin từ nhận thức cảm tính xong thì bộ óc của các bạn sẽ tiến hành quá trình tiếp theo: tư duy lí tính-sắp xếp, phân loại... các thông tin thu nhận được theo một trật tự nào đó nhằm phục vụ cho 1 mục đích nào đó. Quay lại ví dụ về 10 con số là 0,1,2...9 thì việc các bạn sắp xếp 10 con số này theo trật tự khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau, nó có thể là 0123456789 hoặc 6754321980...

Tư duy lí tính gồm 3 cấp độ: khái niệm, phán đoán, suy luận

-khái niệm: hình thức thấp nhất của tư duy lí tính, giai đoạn này các bạn sẽ xắp xếp, phân loại, tổng hợp... các thông tin thu nhận được thành 1 lớp, 1 dãy... Mục đích của nó là để dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin. Giống như các bạn có một thư viện sách, nếu các bạn phân loại, sắp xếp một cách có trật tự thì khi các bạn muốn tìm cuốn sách nào đó nó rất nhanh và đơn giản

Đây là một khâu cực kì quan trọng,nếu như các bạn có thể xắp xếp thông tin mà các bạn thu nhận được một cách gọn gàng và đẹp đẽ thì bộ óc các bạn nó sẽ xử lí thông tin cực kì tốt và nhanh

Khái niệm là "điểm nút" của quá trình tư duy trừu tượng, nó giống như cục gạch để xây dựng nên cái nhà. Thiếu khái niệm thì không thể tư duy được, khái niệm nó chính là từ và cụm từ mà các bạn đang thấy và đọc. Ví dụ như con gà, con bò, ghế... tất cả những từ hay cụm từ này được gọi là khái niệm.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu: khi các bạn đọc từ "ghế" (đây được gọi là khái niệm) thì trong đầu các bạn sẽ liên tưởng đến cái gì? hình dáng của một vật bằng gỗ có 4 chân... có nghĩa là sau khi bộ óc các bạn thu nhận được hình ảnh cái ghế thông qua tư duy cảm tính thì lúc này bộ óc nó sẽ gán cho hình ảnh đó một cái tên -và đây được gọi là khái niệm-mục đích của việc gán cho cái tên này là để bắt đầu quá trình tư duy, phân loại xắp xếp thông tin

Có nghĩa lúc này sẽ có hàng tá thông tin mà các bạn thu nhận được, mỗi một thông tin đó sẽ được gán cho một cái tên và bắt đầu quá trình phân loại sắp xếp thông tin. Để phân loại thì bộ óc sẽ tiến hành các quá trình sau:

So sánh: là việc tìm ra sự giống nhau và khác nhau của thông tin thu nhận được

Phân tích: chia thông tin thu nhận được thành nhiều mảnh nhỏ

Tổng hợp: kết hợp các thông tin riêng biệt thành thông tin mới

Trừu tượng hoá: lấy ra các dấu hiệu cơ bản khác biệt

Khái quát hoá: kết hợp các đối tượng riêng biệt có các dấu hiệu chung thành thông tin mới

Bất cứ một khái niệm nào cũng bao gồm hai thành phần: nội hàm và ngoại diên

Nội hàm: là tập hợp tất cả các dấu hiện cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó

Ngoại diên: là đối tượng hay tập hợp các đối tượng được khái quát trong khái niệm đó

Lấy ví dụ như khái niệm "con người"

Nội hàm của nó: là tập hợp các dấu hiện cơ bản của khái niệm "con người" như "có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động"

Ngoại diên của nó: là tập hợp các đối tượng được khái quát trong khái niệm "con người" như người Nga, người Mỹ...

Việc tách nội hàm ra khỏi ngoại diên của khái niệm thì được gọi là định nghĩa khái niệm. Định nghĩa khái niệm đó là một thao tác logic nhờ đó phát hiện ra nội hàm của khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa cho các thuật ngữ

Ví dụ như việc định nghĩa khái niệm "Danh từ"

Danh từ là từ dùng để chỉ tên gọi của sự vật

Có nghĩa là một khái niệm (là từ và cụm từ) có thể được định nghĩa theo nhiều cách, và mấu chốt của mắc xích là ở đây: các bạn phải hiểu một cách rõ ràng từ và cụm từ mà các bạn sử dụng.

Ví dụ như cụm từ Passive Income-Các bạn có thật sự hiểu cụm từ này hay không? Chính vì không hiểu rõ cho nên các bạn mới đứng về nhóm nghèo. Để hiểu rõ được nó thì chỉ có một cách là đọc sách nhiều và động não thôi

Doremon cung cấp cho các bạn: những người bình thường là những người không bao giờ biết rõ được ý nghĩa của từ và cụm từ mà họ dùng

Ví dụ như các bạn thiếu tiền thế nhưng Doremon hỏi các bạn điều này: có mấy ai biết đồng tiền nó đại diện cho cái gì, nó từ đâu mà ra? Nếu các bạn biết được điều này thì đồng nghĩa với việc các bạn sẽ biết được cách mà đồng tiền nó vận động từ đó các bạn có thể thay đổi hướng đi của nó: thay vì cho nó chạy vào túi người khác thì bẻ hướng để nó chạy vào túi mình

Môn học duy nhất trên thế giới bỏ thời gian để tìm hiểu ý nghĩa của từ và cụm từ là môn Triết học Phân Tích-môn này Doremon có tìm hiểu sơ qua nhưng thấy chán quá nên thôi.

Cho nên các bạn muốn có được một tư duy chính xác và gọn gàng thì bắt buộc các bạn phải hiểu cho rõ từ, cụm từ hay các thuật ngữ mà các bạn dùng

-Phán đoán: là việc liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một vấn đề nào đó. Phán đoán có thể là đúng hoặc sai tuỳ theo sự phản ánh của nó có phù hợp với hiện thực khách quan hay không

ví dụ phán đoán "Hà Nội là thủ đô của nước Nga" là sai

Đây lại tiếp tục là một mắc xích khiến thiên tài khác với người thường. Như cả 2 người này cùng thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài là như nhau có nghĩa là họ nghe, nhìn, sờ... sự vật là như nhau, nhưng cái khác biệt

Người thường: không hiểu hoặc hiểu mơ hồ về các khái niệm, cụ thể là từ và cụm từ mà họ dùng

Thiên tài: hiểu một cách rõ ràng và chính xác từ và cụm từ mà họ dùng

Người thường: liên kết các từ và cụm từ-đây được gọi là phán đoán theo một trật tự nào đó mà nó không phản ánh đúng hiện thực khách quan

Thiên tài: liên kết từ và cụm từ theo đúng thứ tự

Lấy ví dụ: người thường thấy cụm từ "cái nhà" và "con người" sau đó họ liên kết chúng lại theo một trật tự như sau: "Cái nhà ở trong con người"-đương nhiên phán đoán này là sai

Thiên tài thì lại liên kết nó theo một trật tự khác đó là "Con người ở trong cái nhà"-phán đoán này là đúng

Có nghĩa là: cũng cùng 2 con người sử dụng những từ và cụm từ như nhau-thế nhưng cách mà họ liên kết các từ và cụm từ này khác nhau sẽ sản sinh ra 2 con người khác nhau

Và đương nhiên nhiệm vụ của các bạn: phải liên kết từ và cụm từ này theo một trật tự nào đó mà phản ánh đúng hiện thực khách quan

Để làm điều này thì các bạn chỉ có một cách: phải nắm được các qui luật vật động của hiện thực khách quan để từ đó các bạn mới có được một thước đo cho việc đúng và sai

Lấy ví dụ cho lĩnh vực Kinh Tế học, các bạn phải biết được các qui luật vận động kinh tế thì từ đó các bạn mới có thể đưa ra những phán đoán chính xác như thị trường, hàng hoá, tiền tệ... Nếu như các bạn có thể phán đoán chính xác rằng ngày mai giá vàng giảm thì các bạn bỏ tiền đi mua vàng về cất, sau đó các bạn lại phán đoán chính xác rằng 10 ngày sau thì giá vàng tăng lúc này các bạn lại đem vàng đi bán-và từ đó các bạn lấy được tiền lời

-Suy luận: là việc tạo ra các phán đoán mới từ các phán đoán cũ theo một trật tự logic nào đó. Suy luận bao gồm 3 thành phần: tiền đề, kết luận và lập luận

Tiền đề hay tiên đề: đây là phán đoán xuất phát để từ đó rút ra phán đoán mới. Đây cũng chính là cái mà Doremon nói ở bài niềm tin, nó là khởi điểm của mọi vấn đề. Cho nên trong cuộc sống này các bạn cũng phải lựa chọn cho mình những tiền đề nào đó mà cuộc sống của các bạn sẽ được xây dựng nên

Lấy ví dụ như Bill Gates hay Donald Trump: họ thừa nhận tiền đề đó là xã hội này không công bằng-từ đó mà họ mới có được cuộc đời như ngày hôm nay

Doremon cũng thừa nhận tiền đề đó, cho nên Doremon mới cố gắng hết sức để trở thành kẻ mạnh và lúc này thì có kẻ yếu phục vụ cho mình, từ đó cuộc đời của Doremon sẽ khác với những ai thừa nhận tiền đề: xã hội là công bằng

Lí do Doremon thừa nhận tiền đề xã hội không công bằng, bởi vì hiện thực khách quan đã chứng minh điều đó qua mấy nghìn năm lịch sử

Còn người khác thừa nhận tiền đề xã hội công bằng, thì cơ sở này từ đâu mà ra? Có phải do các bạn được giáo dục mà ra?

Thế tiền đề nào là đúng? Cái này nên để lại cho bạn đọc tự trả lời

Lấy ví dụ nữa như Doremon thừa nhận tiền đề: không có thiên đàng, không có kiếp sau. Cho nên Doremon sẽ cố gắng hết sức mình để hưởng thụ hết cái tốt cũng như cái đẹp trên đời trước khi chết

Còn người khác thì họ lại trông chờ ở kiếp sau

Chính vì thừa nhận 2 tiên đề khác nhau cho nên sẽ sản sinh ra 2 cuộc đời khác nhau

Kết luận: là phán đoán mới thu được từ các tiền đề bằng con đường logic

Lập luận: là quá trình tư duy logic để từ tiền đề tiến đến kết luận

Có nghĩa là để kết luận được chính xác thì: tiền đề xuất phát đầu tiên nó phải chính xác, theo nghĩa là nó phải phản ánh đúng thế giới khác quan và phải tuân theo các qui tắc logic của lập luận

Doremon chỉ trình bày sơ qua vấn đề này thôi, còn đi sâu quá thì nó rất phức tạp, hơn nữa nó cũng chẳng ứng dụng được bao nhiêu

Đây chính là khâu số 2 trong việc tạo ra khác biệt giữa thiên tài với người thường

Lấy ví dụ: giả sử có 2 thiên tài cùng đọc 1 cuốn sách, cùng chú ý đến 1 dòng hay 1 trang nào đó. Thế nhưng việc họ xắp xếp và phân loại thông tin này như thế nào sẽ sản sinh ra 2 thiên tài khác nhau

Cái vấn đề là vậy: các bạn phải sắp xếp và phân loại thông tin y như thiên tài và tỉ phú

Doremon tóm tắt vấn đề như sau:

1. Chất lượng thông tin đầu vào hay giai đoạn nhận thức cảm tính: các bạn muốn trở thành thiên tài càng nhanh thì bắt buộc các bạn phải thu nhận cho được những thông tin chất lượng nhất. Làm cách nào để thu nhận được thông tin chất lượng nhất thì Doremon đã lấy ví dụ của mình về việc có 80.000 cuốn sách

Lấy ví dụ như Doremon muốn kiếm tiền nhanh nhất thì: lọc ra trong 80.000 cuốn đó những cuốn nào chỉ về cách kiếm tiền. Sau đó lọc ra tiếp tục cho tới khi nào còn khoảng 5 cuốn thì nghiền ngẫm chúng

Khi làm điều này thì Doremon đã hơn các bạn đến vài năm hoặc vài chục năm. Bởi vì nếu như các bạn muốn kiếm tiền nhanh mà các bạn không biết có bao nhiêu cách kiếm tiền và làm như thế nào thì các bạn chỉ có mò, và đương nhiên việc mò này có khi cả đời cũng chưa ra

Doremon chỉ lấy ví dụ về việc đọc sách thôi, còn nguồn thu nhận thông tin của Doremon không phải chỉ bao nhiêu đó, thế nhưng mục đích cũng chỉ là đây: thu nhận thông tin giá trị nhất

2. Khả năng tái tạo và xử lí thông tin của bộ óc hay giai đoạn nhận thức lí tính: việc các bạn thu nhận được thông tin giá trị nhất, thế nhưng các bạn tái tạo và xử lí chúng như thế nào thì là cả vấn đề

Có nghĩa chỉ cần các bạn có được thông tin giá trị nhất thì các bạn đã hơn người khác nhiều lần, và nếu các bạn xử lí thông tin đó một cách tốt nhất thì các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Cụ thể là thừa tiền ở tuổi 30 nó khác với tuổi 50

Trong giai đoạn tư duy lí tính thì Doremon tóm tắt lại:

-Hiểu rõ được các khái niệm hay từ và cụm từ chủ chốt trong lĩnh vực mà các bạn quan tâm

-Phải liên kết các từ và cụm từ đó theo một trật tự logic nhằm đưa ra những phán đoán phản ánh đúng sự thật của hiện thực khách quan

-Từ những phán đoán đúng đó hay còn gọi là tiền đề thì các bạn lại tiến hành phân loại sắp xếp tiếp tục để đưa ra những phán đoán mới-và phải đảm bảo phán đoán mới đó cũng phản ánh đúng hiện thực khách quan

Doremon lấy ví dụ về bài NLP-như đã nói môn học này cho ta thấy cảm giác con người do các yếu tố sau:

-Điều kiện môi trường

-Tư thế của các bạn

-Suy nghĩ hay hình ảnh trong đầu

Doremon xem nó như là những tiền đề, và những tiền đề này là đúng bởi vì nó phản ánh chính xác sự thật. Từ tiền đề này Doremon tiến hành quá trình suy luận tiếp theo hay sắp xếp phân loại lại chúng theo trật tự logic, đó là Doremon mượn Nguyên Lý 20/80 làm cơ sở logic từ đó ta có kết luận: muốn làm chủ cảm giác của cơ thể thì ta phải làm chủ suy nghĩ hay hình ảnh trong đầu vì Nguyên Lý 20/80 nó nói bên trong chiếm tới 80%

Kết luận này là chính xác bởi vì trong thực tế có biết bao nhiêu người thừa mứa ở bên ngoài thế nhưng họ lại chán nản, đau khổ. Trái lại cũng có những người thiếu thốn, bệnh tật... nhưng họ lại hạnh phúc vui vẻ...


Tóm tắt lại lần nữa: Có nghĩa là Doremon đã liệt kê ra toàn bộ những yếu tố phân định giữa thiên tài với người thường

1. Nhận thức cảm tính hay tư duy cảm tính hay chất lượng thông tin đầu vào: các bạn muốn có tài nhanh nhất thì các bạn phải thu nhận cho được thông tin tốt nhất. Cái này Doremon đã nói rất rõ cho nên các bạn phải tự tìm kiếm cho ra các thông tin tốt nhất cần dùng

2. Nhận thức lí tính hay tư duy lí tính hay cách tái tạo và xử lí thông tin gồm 3 giai đoạn

-Khái niệm: các bạn phải hiểu cho rõ ý nghĩa của từ và cụm từ chủ chốt trong từng lĩnh vực. Muốn làm điều này thì các bạn chỉ có đọc sách và hiểu người ta muốn nói cái gì. Ai không làm được là do lười thôi

-Phán đoán: liên kết các từ và cụm từ theo trật tự logic nào đó nhằm phản ánh đúng sự thật khách quan

-Suy luận: đưa ra các phán đoán chính xác từ các phán đoán ban đầu

Như vậy trong phần nhận thức lí tính hay tư duy lí tính thì phần còn sót lại mà Doremon chưa làm: cung cấp cho các bạn cách sắp xếp và xử lí thông tin theo trật tự logic nào đó để làm sao kết quả cuối cùng nó phản ánh đúng hiện thực khách quan

Vấn đề này thực sự rất phức tạp, trước hết Doremon mô tả sơ bộ như sau:

1. Muốn sắp xếp và phân loại thông tin 1 cách tốt nhất thì các bạn cần phải có thước đo làm chuẩn đó là: các qui luật hay nguyên lý... đã được khoa học thừa nhận. Cho nên dù muốn hay không muốn thì các bạn cũng phải biết cho được chúng, và topic này Doremon đã cung cấp những qui luật quan trong nhất của tự nhiên như:

-Bài Comfort Zone: muốn tiến bộ đi lên thì phải gặp khó khăn

-Bài hai mặt đối lập: khi khó khăn tới thì cơ hội cũng tới cho nên phải nhìn thấy cái cơ hội

-Bài Nguyên Lý 20/80

-Bài Kinh tế học

-Bài niềm tin

.....

2. Doremon sẽ cung cấp thêm một vài phương pháp tư duy cũng như các từ và cụm từ cơ bản mà các bạn cần phải nắm. Cái này sẽ giúp cho các bạn có được cái khung. Doremon nhắc lại là Doremon chỉ cung cấp 1 vài thứ cơ bản thôi, có nghĩa là nếu ai chịu tìm hiểu về mảng Logic học và Triết học sẽ thấy còn nữa, nhưng đối với Doremon thì bây nhiêu đây là đủ, có cung cấp nhiều quá cũng chẳng dùng bao nhiêu

Có nghĩa: thật ra những phương pháp tư duy này các bạn đang dùng một cách có ý thức hoặc tiềm thức-theo thói quen rồi. Doremon chỉ viết ra để các bạn biết rõ ràng cách tư duy đó của các bạn nó được gọi là gì thôi

3. Cung cấp cách tư duy của thiên tài-đây là việc ứng dụng lý thuyết ở 2 vào các vấn đề thực tế